Nhiều người biết đến Ai Cập, Hy Lạp, Maya hay La Mã cổ đại. Tuy nhiên, thế giới còn nhiều nền văn minh cổ xưa đã bị lãng quên.
Aksum đã truyền cảm hứng cho vô số truyền thuyết, nhưng nền văn minh cổ đại này thực chất là một đế chế giao thương quyền lực ở phía bắc Ethiopia. Vào thời thịnh vượng, từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 6 sau Công nguyên, vương quốc Aksum là thị trường lớn nhất Đông Bắc châu Phi, dùng sông Nile và Biển Đỏ làm các tuyến đường buôn bán. Công giáo du nhập vào Aksum từ thế kỷ 4, nhưng dần mất sức mạnh khi người Ba Tư và Ả Rập chiếm đóng các khu vực giao thương của họ. Ảnh: ThoughtCo.
Kush: Vương quốc Kush có nguồn gốc từ năm 8000 trước Công nguyên, với những di tích gốm sứ được tìm thấy gần thủ đô Kerma. Nằm ở khu vực phía nam Nubia, đông bắc châu Phi, Kush là một “xã hội đô thị phức tạp và phân tầng cao, với nền tảng là nông nghiệp diện rộng”. Các vị vua Kush dựng kim tự tháp, cho xây chúng khắp Sudan. Chữ viết đặc biệt của họ, Meroitic, cũng như sự suy vong của họ, vẫn là một bí ẩn. Ảnh: Brittanica.
Yam: Vị trí chính xác của vương quốc châu Phi này vẫn là một bí ẩn. Thông tin về nền văn minh cổ xưa này đến từ nhiều văn bản Ai Cập trong giai đoạn Cổ Vương Quốc. Dựa trên các văn bản đó, người ta biết rằng Yam có liên hệ, đặc biệt là về giao thương và quân đội, với người Ai Cập cổ đại. Ngoài ra, không có gì nhiều về vương quốc này được xác định. Ảnh: Ancient Origins.
Greco-Bactria: Sau cái chết của Alexander Đại đế, một bang có tên Greco-Bactria tách ra vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, tại vùng ngày nay là Afghanistan và Tajikistan. Vương quốc này là một nơi giàu có, với nền văn minh độc đáo pha trộn giữa Hy Lạp và phương Đông. Lịch sử của Greco-Bactria được lần theo qua tiền xu, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa biết về vương quốc bị người Khushan tiêu diệt này. Ảnh: Thecollector.
Top 7 nền văn minh cổ đại ít người biết đến
Yuezhi: Đây là những người cổ xưa trị vì Bactria và Ấn Độ từ năm 128 trước Công nguyên đến năm 450 sau Công nguyên. Họ bắt đầu như bộ lạc du mục ở đông bắc Trung Quốc, buôn bán ngọc, lụa và ngựa trên một khu vực lớn. Sau khi xảy ra tranh chấp với bộ tộc Xiongnu, họ chuyển về phía tây, chinh phạt Greco-Bactria và chiếm chỗ người Saka. Dần dần, họ hình thành “nền kinh tế nông nghiệp, ít vận động”, và các tu viện Yuezhi giúp truyền bá đạo Phật ở Trung Quốc. Ảnh: Meduzza.
Vương quốc Mitanni: Nằm ở vùng đất của người Hurrian (ngày nay là Syria, Bắc Iraq, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ), vương quốc của người Indo-Aryan cổ đại tồn tại từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 13 trước Công nguyên. Từng có lúc Mitanni rất hùng mạnh và có thế lực, một số cho rằng đế chế này có thể mở rộng do đế chế Babylon cổ đại suy vong. Tuy nhiên, phần lớn lịch sử của họ đã bị người Assyrian phá hủy. Ở thời đỉnh cao, Mitanni duy trì quan hệ tốt với Ai Cập, điều được thể hiện qua thư từ giữa vua Mitanni và pharaoh Ai Cập. Ảnh: Arkenonews.
Etruscan: Ở phía bắc Italy, người Etruscan sống thịnh vượng từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 3 trước Công nguyên, cho đến khi bị La Mã chinh phạt. Dù nền văn hóa đã bị xóa sổ, nhiều lăng mộ và tranh tường của họ vẫn còn sót lại. Các thành phố và bang độc lập của Etruscan được kết nối bởi tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa. Xã hội dựa trên nông nghiệp và thương mại này theo thần quyền, trong đó các nghi thức tôn giáo là một phần đời sống thường nhật. Ảnh: Italyperfect.