Site icon Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch

Du Lịch Campuchia tết

Top những ngôi đềnlâu đời hơn cả Angkor Wat

Top những ngôi đềnlâu đời hơn cả Angkor Wat

Bảng Tóm Tắt Nội Dung

Du Lịch Campuchia tết 2024

Những ngày ấy, ở Campuchia anh có một người bạn gái trong phong trào đoàn thanh niên, là một nạn nhân của chế độ diệt chủng, chị lúc nào cũng cười. Du Lịch Campuchia tết 2024

Nụ cười của chị và nụ cười Bayon ở Angkor là dấu ấn thâm sâu trong chúng tôi, nên tôi đề nghị anh đặt tên cho cuốn sách là “Xứ sở nụ cười”.

Hôm nay, đã sau gần 4 thập niên, nhà báo Tạ Bảo đã về cõi tiên, tôi ngồi viết về đất nước Campuchia và vẫn muốn lấy nụ cười bất diệt ấy đặt tên cho bài ký của mình.

Lịch sử của những địa danh

Bà Penh và Phnom Penh

Tôi đến Phnom Penh lần đầu tiên là đầu tháng 6 năm 1969, ngày đó tôi được cử đi cấp tốc vào miền Nam để phục vụ đại hội đại biểu quốc dân miền Nam thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Chúng tôi phải sang Quảng Châu đi máy bay vào Phnom Penh dưới danh nghĩa nhà báo.

Sau hai ngày thăm chụp ảnh về Phnom Penh, về hoàng cung nhân kỷ niệm 50 năm vua Sivowat cho xây điện chính của hoàng cung. Sang ngày thứ 3, chúng tôi bí mật tạm biệt Phnom Penh để đi về phía biên giới Tây Ninh và được ngồi sau các môtô đội giao liên của quân giải phóng để vào với chiến trường miền Nam…

Du Lịch Campuchia tết 2024

Sau này, tôi đã rất nhiều lần đến với xe đi Campuchia, vào cả hoàng cung thăm Quốc vương Norodom Sihanouk, thăm Hoàng thân Norodom Ranariddh, làm việc với Chủ tịch Heng Somrin, với Thủ tướng Hunsen. Sổ tay của tôi dày lên những thông tin về Campuchia.

Tuy nhiên, những gì ghi được, thấy được của hai ngày ở Phnom Penh từ năm 1969 vẫn là chất liệu cốt lõi in sâu trong tôi về Thủ đô của xứ chùa tháp này.

Theo truyền thuyết, khoảng 650 năm trước, khu vực Thủ đô Campuchia ngày nay là một làng chài trong vùng đầm lầy nằm bên bờ sông Tôn-le-sáp.

Sau một trận lụt, một người phụ nữ giàu có tên là Penh đi thuyền đến một gò nổi, phát hiện một khúc cây to trôi quanh quẩn gò nổi, cứ tấp vào rồi lại trôi ra, rồi lại tấp vào, nhiều lần như vậy, thấy lạ bà Penh liền đến vớt lên và thấy có 4 pho tượng Phật trong ruột một cây bồ đề.

Là người sùng tín đạo Phật, bà hiểu rằng đây là hiện tượng tâm linh hiếm có, Phật hiển linh cho vùng đất này. Bà cho lập đàn khấn vái, tế lễ và cho lập am để thờ. Sau đó, bà bỏ tiền của ra và kêu gọi mọi người đắp tôn cao gò nổi thành một ngọn đồi để tránh ngập lụt và xây trên đồi một ngôi chùa để thờ Phật.

Tiếng Campuchia đồi là Phnom, chùa là wat, dân chúng gọi là Wat Phnom (chùa trên đồi). Chùa rất linh thiêng, dân tứ xứ về cầu khẩn và lập nghiệp. Làng chài ngày một đông và mở rộng dần ra, mọi người đắp đất để xây nhà, xây đường, đó chính là tiền thân cho những con phố đầu tiên của thành phố Thủ đô Campuchia ngày nay.

Khi bà Penh qua đời, người ta đắp tượng, lập am thờ bà phía sau nhà thờ Phật của ngôi chùa trên đồi do bà chủ xướng xây nên. Và từ đó, ngọn đồi được mang tên bà, gọi là Phnom Penh (đồi Penh) và chùa cũng được gọi là Wat Phnom Penh. Sau này, làng chài phát triển được mang tên làng Phnom Penh và nó là tiền thân của thành phố Phnom Penh hôm nay.

Tôi hỏi Hoàng thân Ranariddh, con trai của vua Norodom Sihanouk là tiến sĩ từ Pháp về. Có thời kỳ là Đồng Thủ tướng, là Chủ tịch Quốc hội vương quốc Campuchia. Ông xác nhận: truyền thuyết này người Phnom Penh ai cũng biết, sử sách ghi như vậy, kể cả vua cha Sihanouk cũng kể lại như vậy.

Chùa Phnom Penh thờ thần rắn Naga nên từ đường dẫn lên chùa, cổng vào, cửa… Đều có tượng thần Naga, có cả tượng thần Naga 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu và 9 đầu. Họ giải thích: Ba đầu là biểu hiện thiên, địa, nhân. Năm đầu là biểu hiện ngũ hành tương sinh kim-thủy-mộc-hỏa-thổ. Bảy đầu là tượng trưng cho bảy sắc cầu vồng là sự tu hành đắc đạo. Chín đầu là con đường đến thiên đàng.

Ngày nay, chùa đồi Penh rất nhiều khách đến thăm viếng, trở thành một điểm du lịch thiêng liêng của Thủ đô vương quốc Campuchia.

Du Lịch Campuchia đắt đỏ hậu Covid-19

Hoàng cung Campuchia và chùa Bạc

Trung tâm của Thủ đô Phnom Penh và điểm thu hút rực rỡ nhất của Phnom Penh là Hoàng cung.

Kinh đô đầu tiên của Campuchia còn dấu tích tồn tại đến hôm nay là Angkor Thom, Angkor Wat nổi tiếng xây từ những năm 800. Tuy nhiên, do địa lý cách trở bởi Biển Hồ, khó tiếp xúc với dân cư phía Nam, vả lại gần biên giới Thái Lan, chiến tranh liên tục xảy ra nên kinh đô được chuyển dần về phía Nam.

Đầu tiên là BaSan rồi LoVek, rồi dời về Ou Dong hiện còn lăng mộ trên một ngọn đồi. Mãi đến năm 1800 vua Norodom mới cho dời đô từ Ou-Dong về Phnom Penh và cho xây dựng Hoàng cung. Đầu tiên chỉ là các điện bằng gỗ. Đến đầu thế kỷ 20, Hoàng cung mới được xây dựng nguy nga hoành tráng với sự tham gia của kiến trúc sư Campuchia và Pháp.

Nhiều cung điện được xây: điện Damnakchan là nơi làm việc của hoàng gia. Tôi đã một lần được vào gặp Quốc vương Norodom Sihanouk tại điện này. Cung điện Đồng (Hok Samran Phirum) là nơi nghỉ ngơi của hoàng gia. Đặc biệt điện Phochani dùng làm nơi đón khách, hội nghị, biểu diễn nghệ thuật do các nghệ nhân ở Hưng Hà tỉnh Thái Bình của Việt Nam xây dựng.

Điện Napoleon dành cho nữ hoàng Engenie của Pháp, bà là vợ của Napoleon, điện do Napoleon xây tặng nên trong điện có nhiều chữ N. Riêng điện Khánh Tiết được xây lại năm 1919 bởi sự chỉ đạo của vua Sisowath với diện tích 1.800m2, có đỉnh tháp cao 59m với ba mái chóp. Ở giữa điện là ngai vàng để vua ngự trong các lễ đăng quang hoặc thiết triều.

Trần mái vòm họa tiết rất rực rỡ bởi những bức tranh vẽ bằng loại mực không phai màu mô tả truyền thuyết sử thi Reamket rất độc đáo, truyền thuyết này là Khơ me hóa từ sử thi Ramayana của Ấn Độ giáo, luôn tạo cho mọi người sự trang nghiêm và cũng rất hấp dẫn.

Tôi đã tò mò tìm hiểu về sử thi Reamket này vì ở đây và cả ở Angkor, ở các chùa lớn đều có vẽ truyện này bằng những bức tranh liên hoàn kế tiếp nhau, màu sắc rất tươi. Chuyện Reamket tóm tắt thế này:

Hoàng tử Reamker có vợ đẹp bị chằn tinh cướp đi và ép làm vợ. Nhờ sự hỗ trợ của thần vương hầu (thần khỉ), gọi là thần Hanuman và sự giúp đỡ của em trai, Hoàng tử Reamker đã dũng mãnh đánh vào trung tâm xứ sở của vua Chằn, cuộc hỗn chiến làm kinh thiên động địa. Vua Chằn dùng đủ mưu kế vẫn bị thua, cuối cùng y tung phép hóa toàn bộ quân lính của hắn giống y người thân của Reamker. Anh em hoàng tử bàng hoàng không dám tấn công, vua Chằn lấy lại thế thắng.

Trong phút giây nguy hiểm này, bỗng hoàng tử nghe một lời phán của Thevada từ trời cao: “Không được do dự, phải tiến công để chiến thắng”. Nghe lời chỉ truyền họ xông lên và giành được thắng lợi.

Câu chuyện là như vậy, được vẽ để diễn tả bằng tranh liên hoàn rất đẹp với mục đích truyền lại cho các thế hệ hôm nay và các đời sau này, để mọi người ý thức biết bảo vệ hạnh phúc của mình và của dân tộc mình.

Trong điện Khánh Tiết có tượng bằng đồng của vua Sivo Wath (người cho xây điện này), tượng to nguyên mẫu thật của nhà vua. Và tại đây cũng có tượng của bốn vị vua của bốn triều đại đã trị vì ở đây.

Bên cạnh hoàng cung, đi qua cánh cửa của bức tường phía Nam là Chùa Bạc, nơi dâng lễ Phật của Hoàng gia và cũng là nơi yên nghỉ của các triều vua, nơi lưu giữ các báu vật. Chùa Bạc gọi theo tiếng Campuchia là WatPreah Morakat.

Gọi là chùa Bạc bởi nền nhà lát bằng 5.329 miếng bạc (mỗi miếng nặng 1,125gr). Trong chùa lưu giữ 1.650 bảo vật có giá trị của các vương triều gia tộc hoàng gia. Giữa chùa là tượng Phật ngồi đặt trên ngọn tháp làm bằng Ngọc lục bảo. Trước tượng Lục bảo là tượng Phật Di Lặc đúc bằng 90 ký vàng ròng.

Và gắn lên mình Phật 2.086 viên kim cương, trong số đó có viên gắn trên vương miện to đến 25 carat và một viên 20 carat gắn trên ngực của Phật. Xung quanh đường đi vòng trong chùa cũng là những bức tranh rất đẹp vẽ theo sử thi Reamket rất hoành tráng. Phía trước sân chùa là tượng vua Norodom cưỡi ngựa do nghệ nhân người Pháp làm năm 1875.

Đến thời vua Sihanouk lên ngôi cho làm thêm mái che, tượng trưng cho vầng sang hào quang của vua Norodom, biểu hiện cho sự độc lập của vương quốc Campuchia.

Bên phải chùa là đồi nhân tạo Môn-đốp tượng trưng cho núi Kai-lu-sa của đạo Phật. Trong tháp xây trên đỉnh đồi có một dấu chân Phật và 108 ảnh đức Phật được bày. Trong sân chùa gần đồi Môn-đốp có mộ tháp của 3 triều vua và công chúa con gái của vua Sihanouk.

Quốc vương Sihanouk mới mất sau này cũng được yên nghỉ trong một tháp bên cạnh đồi Môn-đốp. Phía trước chùa, bên trái là một tháp đặt xá lị của vua Norodom, người xây nên chùa Bạc. Tháp và tượng ngài cưỡi ngựa tạo nên cảnh hùng tráng tượng trưng của các Vương triều Campuchia.

Không hiểu vì sao dưới bàn tay diệt chủng của chúng, tất cả các di sản văn hóa bị tàn phá, tri thức bị tiêu diệt, nhưng hoàng cung và ngôi chùa này, chùa đồi Penh vẫn còn, tượng Phật quí giá vẫn còn. Lần được gặp thăm, tôi có hỏi Quốc vương Sihanouk điều này, ngài nói: “Có lẽ trước hết là có sự độ trì của trời Phật, của linh hồn các vị tiền bối. Sau nữa cũng “nhờ” một sự “nhầm lẫn” của tôi”. Tôi ngạc nhiên hỏi nhà vua:

– Thưa ngài, sao lại gọi là nhầm?

– Chuyện rất dài, nhưng nói ngắn là thế này. Năm 1970, tôi bị Lonnon đảo chính, Việt Nam giúp tôi ra nước ngoài. Ở Trung Quốc bọn Pôn-Pôt Iêng-Sari rủ tôi cùng lập mặt trận chống Lonnon. Tôi nhầm chúng là cộng sản, là bạn của Trung Quốc, bạn của Việt Nam nên đồng ý. Chúng cử tôi làm “Chủ tịch”, làm “Quốc trưởng”. Và tôi đã đến Liên hiệp quốc tiến cử chúng làm thành viên.

Chúng mời tôi về nước để làm “Quốc trưởng”, nhưng thật ra là giam lỏng chúng tôi trong hoàng cung này. Thật khủng khiếp với những tháng ngày đó. Chính vì để được lòng “Chủ tịch”, để tiếp tục lừa tôi và đánh lừa dư luận quốc tế nên bọn chúng không đập nát hoàng cung này.

 

Exit mobile version