Site icon Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch

Du lịch Châu Âu tiết kiệm bằng cách nào

Du lịch Châu Âu tiết kiệm bằng cách nào

Du lịch Châu Âu tiết kiệm bằng cách nào

Mùa hè sắp tới và Châu Âu đã mở cửa, xin chia sẻ với cả nhà những trải nghiệm & hình ảnh về làng Hallstatt – một trong những ngôi làng xinh đẹp nhất ở châu Âu.
1. Đi thời điểm nào
Tiên quyết là chọn mùa thấp điểm nhé. Thường là các tháng đầu và cuối các mùa như tháng 3, tháng 5, tháng 9, tháng 11.
2. Lập nhóm đi chung
Nhóm từ 3-6 bạn là đẹp nhất. Chúng ta có thể đặt 2 phòng ks (phòng đôi hoặc phòng 3) hoặc căn hộ 2-3 phòng ngủ. Các bạn nên bàn bạc thống nhất lịch trình và chọn leader để lên kế hoạch tổ chức tour, phân công theo khâu. Nhân viên mình cũng lập nhóm tự đi, chia cho mỗi bạn phụ trách 1 nước, bạn nào thích nước nào thì làm nước đó nên lịch trình k thuận, tốn nhiều chi phí di chuyển. Đi tự túc mà như chạy giặc, hành xác.
3. Săn vé máy bay giá rẻ
Các hãng của TQ và Nga hay có vé giá rẻ, máy bay to xịn nhé. Nhà mình đã săn được vé rẻ nhất là bay đi Rome bằng China Air và về từ Prague bằng Aeroflot Nga 620usd khứ hồi. Người Nga hay lắm. Máy bay đáp xuống là họ sẽ vỗ tay, có lẽ để cám ơn phi hành đoàn đã hạ cánh an toán. Cả 4 chặng đều đúng giờ.
4. Chỗ ở
Tìm hostel, homestay, B&B bình dân, k nên ham rẻ mà đặt xa trung tâm hay ở ngoại ô. Giảm chi phí nên k đặt ăn sáng và các dịch vụ. Nên đặt gần ga metro hoặc tram xe bus và phải gần siêu thị hoặc siêu thị mini.
Hiện giờ nhiều sân bay cấm ngủ trên băng ghế chờ và lạnh nữa vì thế cũng không nên tiết kiệm phòng khách sạn mà ngủ lại sân bay. Tuy nhiên nên chọn chuyến bay đêm, lên máy bay ngủ luôn, tiết kiệm thời gian. Cách hay nhất là bỏ khoảng 20tr mở 1 cái thẻ tín dụng travel (book mọi thứ online và mang theo tiêu xài) được cấp kèm cái thẻ Dragon Pass, được 1 hoặc vài lần vô VIP lounge ở sân bay, ăn uống, tắm rửa và ngủ vừa miễn phí vừa sang chảnh.
5. Ăn uống
Nhiều bạn trẻ chia sẻ mang theo nồi cơm điện nấu cơm luôn. Các bạn thèm cơm có thể đem theo chà bông hoặc muối mè ăn kèm, mình khuyên là k nên bày ra nấu ăn nếu ở căn hộ. Vì nấu và dọn dẹp xong vừa mất thời gian vừa mất hứng đi chơi. Nhanh gọn là nấu lẩu. Siêu thị họ có bán thịt bò lát, hải sản mix (cắt nhỏ sẵn), rau củ, trứng. Thịt bò và hải sản của họ dù đông lạnh nhưng ngọt ngon, nấu lẩu vừa ngon vừa đủ chất vừa nhanh gọn. (Nhớ đem theo gia vị nước lẩu).
Đem theo mì ly, phở, hủ tiếu khô các loại.
Trong ngày đi chơi thì mua đồ ăn trong siêu thị (có khu vực cho khách ngồi ăn tại chỗ), food market (thưởng thức món ăn truyền thống) hoặc food court (có đồ ăn Châu Á). KFC và Mc Donald cũng rẻ. 1 phần ăn của người Âu rất lớn. Bánh Pizza siêu to. 2 bạn có thể share 1 phần. Nhưng khi đi mua thì vài bạn đại diện đi thôi đừng đi hết cả nhóm. Mình đi 2 người mà mua 1 phần họ cứ trố mắt ra nhìn mình vì người Âu không có khái niệm ăn chung. Nhớ ở Prague 2 chị em mua thịt xiên nướng (ngon lắm). 2 đứa mua 1 phần mà họ cứ hỏi đi hỏi lại là chỉ 1 phần hả, họ hỏi có ăn khoai tây nướng k? Quên k dặn là họ tự động bán 2 phần, 2 chị em ăn 1 phần còn k hết. Beefsteak phần nhỏ nhất của họ là 500gr. Một số nhà hàng bán beefsteak kèm buffet salad (có phụ phí). Gọi là buffet nhưng thực ra là họ để 1 quầy có khoảng 10 loại salad, và bạn chỉ được lấy 1 lần, muốn lấy bao nhiêu tuỳ thích.
6. Di chuyển
Đi bộ và bus trên mọi mặt trận nhé. Các tuyến bus đều đi ngang các điểm tham quan nên đừng tốn tiền đi hop bus. Hop bus chỉ tiện khi ở thành phố lớn mà không có nhiều thời gian.
Kiểm tra kỹ lịch trình xem có cần thiết phải mua vé ngày không hay mua lẻ chuyến lợi hơn? Ví dụ: ở Paris ngày nào đi Louvre thì k cần mua vé ngày vì sẽ ở trong Louvre gần như cả ngày. Tương tự như ngày đi Vatican ở Rome.
Ở BĐN di chuyển nhóm từ 4 người thì đi uber rẻ hơn đi phương tiện công cộng luôn nha.
Di chuyển giữa các nước có 1 app share car mà nhà mình sau khi tham khảo thấy k tiện nên không lưu lại. Kiểu như 1-2 bạn thuê xe mà xe còn trống chỗ nên họ tìm người đi chung để chia sẻ phí thuê xe. Dân phượt quốc tế đi kiểu này cũng nhiều.
Lâu rồi mình đọc một bài báo kể về một hội chuyên đi chùa phương tiện công cộng khi đi du lịch. Họ tìm đủ cách để di chuyển mà không tốn đồng nào từ năn nỉ cho đi nhờ đến sử dụng tiền mệnh giá lớn để mua vé xe bus/tram. Nhà mình có 1 lần hết tiền lẻ đành chìa tờ 100e cho bác tài xế xe bus vừa xin lỗi luôn miệng. Bác tài nói thôi chúng mày lên đi.
7. Tham quan đâu và chơi gì
So sánh các thành phố để chọn điểm đến. Cá nhân mình thấy đi Paris ít tốn tiền tham quan nhất. Tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn, Đại lộ Chams Elyses, Pont des Art, Montmatre, nhà thờ Đức Bà đều k mất vé. Tốn mỗi tiền mua vé bảo tàng Louvre thôi. Amsterdam tốn chi phí tham quan nhất.
Các danh lam thắng cảnh đình đám thì nhất định phải đi rồi. Tốn mấy tiền cũng đi nha vì khó quay lại. Nên cũng là một cách tiết kiệm hihi. Ngoài ra, ở Châu Âu đi dạo phố, window shopping, dạo công viên, phố cổ, quảng trường hoặc đứng ngoài check in ta đã từng đến nơi này cũng đủ thích rồi. Nhiều nhà thờ và bảo tàng cho tham quan miễn phí. Nên các bạn có thể đi chơi mà k tốn 1 xu.
Kiến trúc nhà cửa của họ rất đẹp nên chỉ đi dạo phố thôi cũng thấy phấn khích.
Nhà mình thì cực thích chui vào những ngõ ngách (xem hình đăng kèm) để ngắm các cửa hàng lưu niệm, xem biểu diễn đường phố, ngắm các hàng quán xinh xắn, ngắm người ta. Đi khám phá như thế này thấy mọi thứ rất chân thật, cảm nhận được cái hồn thành phố.
Nhà mình thì chưa đi đến mức tiết kiệm toàn bộ như trên nhưng cũng áp dụng vài món hihi. Cụ thể 2018 đi 3 người mua được máy bay giá rẻ kể trên. Lịch trình đi 17 ngày 16 đêm, ở ks 3-4 sao gần trung tâm Tp lớn trong đó có Mecure Vienna, Novotel Budapest và Ibis Prague. Tham quan Rome(bảo tàng Vatican, vào bên trong Colloseum)-Florence(tour Tuscany, Verona bị trễ chuyến tàu p mua lại vé)- Salzburg(funicular lên pháo đài, xem bảo tàng trong pháo đài, Hallstatt), Vienna (xem đầy đủ bên trong Hofburg)-Budapest – Prague. Vì quá cảnh ở Moscow hơi dài nên đặt 8h ks trong sân bay ngủ. Mua quà về nhà và đồ lưu niệm đặc trưng các thành phố, nước hoa. Tổng chi phí trung bình mỗi người khoảng 55tr. Quá ok ha.
Exit mobile version