Site icon Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch

Những điểm đến lý tưởng khi du lịch Hồ Nam, Trung Quốc (phần 1)

Trương Gia Giới

Bảng Tóm Tắt Nội Dung

Vẻ đẹp chốn Bồng Lai của Trương Gia Giới

Nằm ở gần trung tâm của Trung Quốc, nơi chuyển tiếp giữa núi non hùng vĩ với vùng đồng bằng sông nước mộng mơ, Hồ Nam là vùng đất nổi tiếng là “địa linh nhân kiệt”. Đây cũng là nơi có tận 3 thiên đường của chốn nhân gian, làm mê lòng du khách. Trương Gia Giới là một trong số đó.

Trương Gia Giới là một huyện của tỉnh Hồ Nam, nơi các bạn phải đi qua trên chuyến hành trình khám phá Phượng Hoàng Cổ Trấn nếu muốn biết ý nghĩa thật sự của thiên đường nhân gian là gì.

Trường Gia Giới nổi tiếng vì vẻ đẹp huyền ảo như thực như mơ của vườn quốc gia Vũ Lăng Nguyên với núi Thiên Môn, hồ Bảo Phong và cây cầu thủy tinh được mệnh danh là “thánh địa sống ảo”.

Đồng thời, gần Trương Gia Giới còn có Phượng Hoàng cổ trấn lưu giữ nét đẹp văn hóa của người Trung Quốc với 1.300 năm tuổi.

Trương Gia Giới, chốn bồng lai tiên cảnh. ảnh: Internet

Vũ Lăng Nguyên với 3000 cột đá “thượng thiên thanh”

Cách trung tâm của Trương Gia Giới khoảng 20 phút lái xe là công viên quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Lăng Nguyên. Đây là một trong những di sản thiên nhiên độc đáo vào bậc nhất Trung Quốc và cả châu Á, nằm trên vùng có cấu trúc địa chất đặc biệt. Hàng triệu

năm lịch sử, những vận động cổ xưa trong lòng trái đất. Cộng với sự mài mòn bền bỉ của những dòng nước đã tạo nên một trong những kì quan bậc nhất hiện nay.

Toàn bộ khu sinh thái Vũ Lăng Nguyên bao gồm 3000 cột đá sừng sững chọc lên đến mây xanh. Những đỉnh cột đá quanh năm bao phủ bởi sương mù, tạo nên thánh địa bí ẩn của nơi tiên giới.

Và bạn hoàn toàn có thể khám phá thánh địa đó với thang máy “lên trời” cao tận 300m. Từ nơi này, bạn có thể thu vào tầm mắt hàng dặm núi non hùng vĩ.

Món quà của tạo hóa dành cho Trương Gia Giới. Ảnh: Internet
3000 cột đá vươn mình trong mây xanh. ảnh: Internet

99 khúc cua thần thoại và đường lên trời

Ở chốn bông lai tiên cảnh này, bạn có thể tìm đường đến với “cổng trời”. Để đến với “cổng Trời”, chúng ta sẽ phải đi qua một con đường dài tới 11 km và bao gồm 99 khúc cua huyền thoại thử thách tâm lý của người lái.

99 khúc cua này vòng quanh các ngọn núi, tạo nên biểu tượng về 9 tầng trời. Đây là điểm lý tưởng cho những “tay phượt” thích mạo hiểm và cảm giác mạnh.

99 khúc cua thử thách tâm lý của du khách

Đi hết 99 khúc cua này, bạn sẽ đến với “cổng Trời” Thiên Môn Sơn. Đây là một ngọn núi có hình dáng đặc biệt, giống như cánh cổng hùng vĩ đưa con người ta đến với thiên đàng. Cổng Trời này rộng tới 57m, cao 130m, được coi là nơi chuyển tiếp giữa thượng giới của thần tiên với hạ giới của người phàm.

Nơi chuyển tiếp giữa cõi tiên và cõi phàm. Ảnh: internet
Nấc thang lên trời. Ảnh: Internet

Hình dáng giống như cây cầu của ngọn núi còn khiến người ta ví đây là cây cầu đầu tiên trên thế giới của người kĩ sư tạo hóa.

Cây cầu thủy tinh dài nhất thế giới

Cầu thủy tinh Glass Brigde là điểm nhấn của công viên Trương Gia Giới. Ôm trọn lấy núi Thiên Môn, cây cầu hoàn toàn được làm bằng kính, trong suốt, khiến du khách có thể nhìn xuống hẻm vực từ độ cao 300m.

Từ độ cao này nhìn xuống “vực sâu vạn trượng”, mỗi du khách dù có gan dạ đến đâu cũng không tránh khỏi rùng mình.

Tính đến hiện nay, đây là cây cầu thủy tinh lớn nhất thế giới. Ắt hẳn rất nhiều người yêu thích cảm giác mạnh và muốn thử thách bản thân sẽ tìm đến đây để tận hưởng cảm giác “như trên mây”.

Cây cầu thủy tinh dài nhất thế giới ở Trương Gia Giới
Cây cầu trong suốt cho bạn cảm giác mạnh

 

Độ cao 300m khiến ai cũng phải rùng mình

Hệ thống cáp treo dài nhất thế giới

Khi đến với Trương Gia Giới, chúng ta sẽ được ngồi trên tuyến cáp treo nổi tiếng toàn thế giới với tận 98 cabin cáp treo. Tổng chiều dài cáp treo là 7.400 m. Đây là hệ thống cáp treo dài nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Ga của tuyến cáp treo được đặt ở độ cao gần 1.300m. Độ cao này khiến chúng ta có thể quan sát gần như toàn bộ khu du tích Trương Gia Giới khi di chuyển bằng cáp treo. Cảnh sắc trước mắt chúng ta như mở ra vô tận, với núi non, những rừng cây đổi màu theo mùa và hồ Bảo Phong như viên ngọc tỏa sáng trong tầng mây.

Muôn vàn cảnh sắc thu vào tầm mắt. Ảnh: Internet

Hồ Bảo Phong

Hồ Bảo Phong được ví như viên ngọc bích của Trương Gia Giới. Đối lập với những ngọn núi hùng vĩ chọc trời, hồ Bảo Phong nằm im nghe tiếng trở mình của đất, của trời. Với mỗi mùa, hồ đều có một vẻ đẹp riêng.

Đó là vẻ đẹp căng mọng, tràn đầy sức sống của cô gái đang độ xuân xanh lúc vào xuân. Đó là vẻ đẹp buồn như câu chuyện cổ khi những ngọn núi xung quanh đã nhuộm vàng màu lá của mùa thu. Đó là khi đông về, tuyết rơi trắng những cành cây la đà xuống mặt hồ yên ả.

Bên bờ hồ Bảo Phong, những mái nhà cổ kính của người dân tộc Miêu khiêm tốn nép mình sau những tán cây, ẩn chứa những điều bí ẩn.

Trên sông, nhịp sống của con người hối hả nhưng cũng không kém phần nên thơ. Một vài ông lão buông lưới trong nắng chiều.

Trong chiếc thuyền hoa, có tiếng hát cô gái nào văng vẳng, lan tỏa khắp mặt hồ, đưa lòng người vào không gian sâu lắng của rừng núi huyền ảo. Tất cả bảo nên một hồ Bảo Phong nên thơ và đầy quyến rũ.

Và tiếng hát của cô gái lan tỏa trên mặt hồ. Ảnh: Internet
Ông lão buông lưới trong ráng chiều. ảnh: Internet

 

Exit mobile version