Site icon Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch

Khám phá 7 Kỳ quan thế giới hiện đại “Vạn lý trường thành”

Bảng Tóm Tắt Nội Dung

Khám phá 7 Kỳ quan thế giới hiện đại “Vạn lý trường thành”

Vạn Lý Trường Thành – một cái tên hết sức quen thuộc, chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đã từng nghe qua địa danh này dù đã từng hay chưa từng du lịch sang Trung Quốc..

Không chỉ là công trình nhân tạo dài nhất Thế giới, nhiều câu chuyện và truyền thuyết thú vị pha chút đáng sợ đằng sau dãy tường gạch dài hàng nghìn cây số ấy là một trong những lý do thu hút nhiều du khách tới tham quan.

Hãy cùng Hội Du Lịch Việt Nam điểm qua những lý do để hiểu xem vì sao nó được bình chọn là 1 trong 7 Kỳ quan thế giới hiện đại nhé.

Vạn Lý Trường Thành – 1 trong 7 Kỳ quan thế giới.

1. Câu chuyện truyền thuyết

Câu chuyện kể về nàng Mạnh Khương Nữ, ngay trong đêm tân hôn của mình thì vị hôn phu của cô đã bị triều đình giải đi phu xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Đến mùa đông, nàng đan áo rồi lặn lội đường xa tìm chồng.

Tượng Mạnh Khương Nữ tại quận Sơn Hải Quan, tỉnh Hà Bắc

Sau khi hay tin chồng chết, nàng đau buồn khóc lóc thảm thiết 3 ngày 3 đêm, nước mắt hòa lẫn máu. Tiếng khóc của nàng vang xa 800 dặm Trường Thành, làm sụp đổ một khúc thành, để lộ xác chết của chồng mình. Sau khi an táng cho phu quân, nàng liền nhảy xuống biển tự vẫn.

Truyện kể rằng, thời nhà Minh có một người thợ tên Yi Kaizhan  thông thạo về toán số. Ông ước tính sẽ cần chính xác 99.999 gạch để xây dựng Gia Dục quan. Người giám sát không tin và nói rằng nếu có sai sót dù chỉ một viên thì tất cả thợ xây sẽ phải làm việc không ngừng nghỉ suốt 3 năm mà không có ngày nghỉ.

Sau khi hoàn thành dự án, người giám sát vui mừng khi phát hiện một viên gạch bị sót lại. Tuy nhiên, Yi Kaizhan khẳng định viên gạch là do thần linh đặt để cố thủ thành, chỉ cần một động tác nhỏ cũng sẽ khiến Gia Dục quan sụp đổ. Quả nhiên, không một ai dám động tay tới viên gạch cho tới tận ngày nay.

Viên gạch thứ 100.000 vẫn ở yên vị trí “thần linh” đặt

Theo truyền thuyết, một con rồng đã chỉ hướng xây dựng Trường Thành cho người Trung Quốc. Nhiều người còn cho rằng bản thân Vạn Lý Trường Thành đã mang hình dáng của một con rồng nằm trên rặng núi.

2. Thời gian xây dựng.

.Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, lập ra vương triều Tần. Để ngăn chặn mối đe dọa từ các bộ tộc miền Bắc và đảm bảo sự ổn định cho người Hán, ông bắt tay vào một trong những dự án xây dựng lớn nhất trong lịch sử loài người. Tất cả những phần đầu tiên được xây dựng vào đầu thế kỷ VIII trước Công Nguyên.

Vua Tần Thủy Hoàng

Vạn Lý Trường Thành không nối liền liên tục mà gồm các đoạn tường được xây dựng bởi nhiều triều đại khác nhau của Trung Quốc. Việc xây dựng tổng thể kiến trúc Trường Thành kéo dài tới hơn 2.000 năm. Nó được hoàn thành vào năm 1644 khi vị vua cuối cùng của triều Minh bị phế truất. Từ đó Trường Thành không được xây thêm mà chỉ có các hoạt động sửa chữa, trùng tu.

Mọi người cho rằng chiều dài của Trường Thành là khoảng 6.276km, nhưng thực tế toàn bộ công trình này dài tới 8.851km. Khoảng 6.276km là chiều dài của phần tường thành do con người xây dựng, nhưng tường thành này còn bao gồm cả các hào và tường chắn tự nhiên.

3. Số người tham gia xây dựng.

Tần Thủy Hoàng đã huy động tới trên hai triệu người, làm việc quần quật tới 10 năm trời, mới hoàn thành bức Vạn Lý Trường Thành. Trường thành được xây dựng trên núi non hiểm trở, đồi núi cheo leo, vượt qua dòng sông chảy xiết, trên bãi sa mạc hoang vu…

Xây dựng Vạn Lý Trường Thành

Những người lao động chủ yếu là nô lệ và nông dân nghèo, họ đã phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt và khó khăn và không hy vọng có ngày trở về quê hương, phần lớn họ đều bỏ mạng ở Trường Thành, thân thể của họ bị vùi vào cùng với vôi vữa, đất, đá trong quá trình xây thành…

Những người lao động chủ yếu là nô lệ, nông dân nghèo

Đó là lý do vì sao có lời đồn đại rằng vữa xây dựng Vạn lý Trường Thành còn được trộn với xương người. Hầu hết đoạn tường đầu tiên chủ yếu được làm từ đất và đá. Từ thời nhà Minh tường mới được xây phần lớn bằng gạch. Ngoài ra nó còn bao gồm nhiều loại vật liệu khác nhau tùy từng thời, từ bột gạo, đất sét, đá, gạch vụn, gỗ tới đá vôi…

Xây dựng Vạn lý Trường Thành

4. Ý nghĩa quân sự

Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc được xây dựng với mục đích trở thành một hệ thống bảo vệ thống nhất và giữ cho các bộ lạc Mông Cổ ở ngoài nước này, không chỉ là để chống lại quân xâm lược mà còn đóng vai trò như một đường biên giới, nơi thực hiện các luật lệ về giao thương và di cư.

Trước kia, Trường Thành đã có nhiều tên gọi khác nhau như “rào chắn”, “pháo đài” hay “Rồng Đất”… Đến thế kỷ 19, công trình này mới chính thức được đặt tên là“Vạn Lý Trường Thành”.

5. Một số thông tin khác

Dù Trường Thành đã tồn tại hơn 2 thiên niên kỷ, người châu Âu đầu tiên đặt chân tới đây là nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha tên Bento de Gois vào năm 1605.

Nhà thám hiểm Bento de Gois

Nhiều người tin rằng có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ trên mặt trăng, nhưng giống như nhìn một sợi tóc từ khoảng cách 3km, điều đó là không thể. Trên thực tế, ta không thể nhìn thấy nó ngay cả ở khí quyển trái đất, tại độ cao 160.000m.

 

 

Exit mobile version