Site icon Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối năm

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối năm

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối năm

Bảng Tóm Tắt Nội Dung

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối năm

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối năm | Dưới đây là cẩm nang & kinh nghiệm du lịch Sa Pa chi tiết mà Hội Du Lịch chia sẻ để bạn có chuyến đi trọn vẹn & thú vị nhất.

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối năm

Sơ lược về lịch sử Sa Pa

Sa Pa được đoàn thám hiểm người Pháp thuộc Sở địa lý Đông Dương khám phá và tìm ra vào năm 1903, khi tiến hành xây dựng bản đồ, tìm hiểu về người dân tộc thiểu số vùng cao. Lúc đó, tên của địa danh này là Sa Pả.

Từ khoảng đầu nửa đầu thế kỷ XX, Sa Pa được người Pháp đầu tư phát triển về du lịch với việc xây dựng khu điều dưỡng, văn phòng du lịch và gần 300 biệt thự tuyệt đẹp. Đặc biệt khi tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai được hoàn thành năm 1920, Sa Pa như là thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ thời bấy giờ.

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối năm

>> Săn mây tại Tà Xùa “Sống lưng khủng long”

Trải qua bao “đau đớn” trong những cuộc chiến tranh, đến nay, Sa Pa dần hồi phục và từ từ vươn lên, trở là thị trấn du lịch nổi tiếng khắp cả nước với gần 100 khách sạn lớn nhỏ, lượng khách du lịch ngày càng tăng.

Nhất là với địa hình, cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời cùng khí hậu mát lạnh, mùa đông có tuyết rơi, Sa Pa là cái tên cực quen thuộc với dân phượt, mê xê dịch, là thiên đường du lịch với tất cả mọi người, với nhiều tên gọi như “thiên đường du lịch mùa đông”, “phố núi mù sương”,…

Thời điểm lý tưởng để đi du lịch Sa Pa

Hội Du Lịch Việt Nam sẽ phân tích nét đẹp của Sa Pa theo mùa để các bạn chọn thời điểm lý tưởng nhất theo nhu cầu của mình nhé!

>> Việt Nam 12 tháng nên đi du lịch ở đâu ?

Tháng 9 đến tháng 11

Thời điểm lý tưởng bậc nhất, lúc này thời tiết ổn định, ngày nắng dịu, đêm lạnh rất thú vị.

Giữa đến cuối tháng 9

Thời điểm tuyệt vời để săn những bức ảnh vàng rực của mùa lúa chín. Lúc này, trông Sa Pa quyến rũ như nàng tiên áo vàng lấp lánh dưới nắng ban mai.

Tháng 12 đến tháng 2

Trời mùa đông cực lạnh, có khi còn có tuyết rơi. Nếu đi vào mùa xuân khoảng tháng 1, tháng 2 còn có thể ngắm hoa đào nở rất nên thơ.

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối năm

Tháng 4, tháng 5

Bên cạnh việc săn ảnh ruộng bậc thang cực đẹp, cảnh người dân cấy lúa sống động, thời điểm này, bạn còn có thể thấy nhiều loài hoa đua nở nhìn rất yêu.

Những vật dụng cần chuẩn bị khi du lịch Sa Pa

Trang phục

Sa Pa vốn có không khí lạnh, mát mẻ và nếu đi đúng mùa đông thì càng lạnh hơn. Bạn vẫn ưu tiên các trang phục, phụ kiện giữ ấm như áo khoác, áo dài tay, găng tay, vớ/tất, nút bịt tai, khăn choàng cổ, mũ,…

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối năm

Nên mang theo nhiều kiểu trang phục đẹp để có những bức ảnh kỷ niệm tuyệt vời, nhớ gấp quần áo gọn nhẹ để balo/vali mang được nhiều thứ khác nữa nhé!

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối nămSa Pa bạn cần đi dạo, leo núi nên cần chú ý chọn giày đi lại sao cho vừa đẹp vừa dễ đi, có thể là sandal, boots, sneakers,… Nhớ chọn đôi giày vừa chân để các chuyển động được thoải mái, tránh bị phồng, rộp cho chân.

Tiền

Dù Sa Pa là vùng núi cao nhưng du lịch ngày càng phát triển nên các dịch vụ cũng có 1 số nơi đắt đỏ. Bạn cần mang theo một khoản tiền vài triệu để sử dụng, nếu sợ mất có thể mang theo thẻ ATM để rút tiền ở thị trấn

Giấy tờ tùy thân

Đi du lịch ở đâu, hay đôi khi chỉ cần bước ra ngoài thì bạn cũng cần mang giấy tờ. Đi du lịch xa, việc thuê phòng, thuê xe máy chắc chắn sẽ cần giấy chứng minh nhân dân, bằng lái xe.

Bên cạnh đó, cần mang giấy đặt trước dịch vụ, đi xe máy cần mang giấy xe, bảo hiểm xe,…

Bạn nào là học sinh, sinh viên thì mang theo thẻ học sinh, sinh viên để phòng khi cần đến.

Hãy bỏ mọi giấy từ vào cùng một chiếc ví/túi nhỏ và giữ cẩn thận, mất sẽ không hay đâu đấy!

Đồ dùng cá nhân, thiết bị y tế

Nên mang theo đủ các đồ dùng vệ sinh cá nhân và các loại kem chống muỗi (vùng núi dễ có muỗi), chống nắng (dù nắng nhẹ), kem dưỡng da trời lạnh khô,…

Máy ảnh, máy quay – thiết bị công nghệ

Để săn ảnh hay chỉ đơn thuần là muốn mang ảnh “sống ảo” về khoe với bạn bè, bạn cần mang theo smartphone, máy ảnh/máy quay, chân máy chụp ảnh (nếu có), cáp sạc, pin sạc dự phòng, thẻ nhớ còn nhiều dung lượng,…

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối năm

Bản đồ

Nếu không đi du lịch theo tour mà bạn đang phượt hay du lịch tự túc thì cần một tấm bản đồ để di chuyển thuận tiện, tránh lạc đường nhé

Đồ ăn nhẹ

Du lịch Sa Pa phải đi bộ nhiều, bạn sẽ dễ mất năng lượng nên cần mang đồ ăn nhẹ như lương khô, bánh kẹo,… Nhất là khi vào trong bản, bạn có thể tặng các em nhỏ người dân tộc vài viên kẹo để làm quen, chụp ảnh cùng chúng, sẽ rất thú vị đấy!

Quà tặng nên mua về khi du lịch Sa Pa

Đồ thổ cẩm

Đến với vùng núi mà không mua một món đồ thổ cẩm nào thì thật tiếc

Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận, xem xét kỹ để mua đúng hàng “đặc sản”. Đồ thổ cẩm của người dân tộc đúng chuẩn sẽ có đường khâu hơi thô, cứng, màu hơi tối, hài hòa. Nếu đồ thổ cẩm màu sắc cực sặc sỡ và mượt thì là hàng Trung Quốc đấy nhé!

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối năm

Mận, đào Sa Pa

Đây là đặc sản vào mùa hè, với những quả mận, đào căng bóng. Mận có màu xanh, lúc chín ngả màu vàng, vị ngọt thanh. Đào Sa Pa vị chua, giòn, thơm hấp dẫn và không ngon bằng đào Trung Quốc.

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối năm

Thịt trâu gác bếp

Đây là món thịt trâu hun khói bằng cách gác trên bếp của của người dân tộc, là món quà quý giá từ Sa Pa cho khách du lịch.

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối năm

Nấm hương

Đây là đặc sản quý giá mà thiên nhiên ban tặng Sa Pa. Nấm mọc trong rừng sâu Hoàng Liên Sơn trên cây dẻ được cho là ngon nhất.

Đúng nấm rừng thì chúng sẽ có vị ngọt, mùi hương nhẹ nhàng, có thể dùng chế biến nhiều món ngon bổ dưỡng như canh hầm nấm với gà, súp nấm, bò xào nấm,…

Nấm tươi thường được người bản địa xâu vào những chiếc lạt tre đem đi bán, giá nấm hương khoảng 50.000 đồng/xâu nhỏ, nấm khô khoảng 500.000 – 700.000 đồng/kg tùy loại.

Kinh nghiệm du lịch Sapa mùa cuối nămNơi mua: ở chợ và các cửa hàng bán thuốc Nam có bán nấm tươi và nấm khô, tuy nhiên, vì phải săn tìm trong rừng sâu vào đúng mùa, nên nấm hương có giá cao và khó mua. Khó ở đây là bạn phải có quen biết với người am hiểu về nấm rừng, nếu không sẽ mua nhầm nấm trồng.

Tham khảo cách phân biệt nấm rừng và nấm trồng: Nấm khô Sa Pa màu sáng, cảnh mỏng, mùi thơm đặc biệt. Nấm trồng màu sẫm, cánh dày và không thơm như nấm rừng.

Bên cạnh đó, bạn có thể mua hạt dẻ rừng, mứt đào, mận, rau cải mèo, su su tươi ngon ở chợ Sa Pa, khu Nhà thờ đá,… để làm phong phú giỏ quà khi về nhà nhé.

Hy vọng bài viết về cẩm nang & kinh nghiệm du lịch Sa Pa chi tiết trên đây dù không hoàn hảo nhưng đã giúp các bạn có vài tips du lịch bỏ túi hữu ích. Chúc các bạn có những chuyến đi đáng nhớ, tuyệt vời nhé.

Nguồn: BlogAnChoi

Exit mobile version