Bảng Tóm Tắt Nội Dung
Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trương Gia Giới đẹp mê lòng phần II
Phần II: Phượng Hoàng Cổ Trấn ơi! Cùng đi thôi nào
Kinh phí
– Đi tour: Tour đường bộ hiện có rất nhiều tour. Bạn cứ yên tâm là tiền nào của đấy, đừng tham rẻ quá. Một tour trung bình giá từ 7- 8 triệu. Di chuyển hoàn toàn bằng tàu hỏa và oto. Tour đường bay giá khoảng 12tr5. Di chuyển bằng máy bay và oto. Bình thường giá tour bao gồm tất visa + khách sạn + ăn uống + vé vào cổng một số nơi du lịch.
– Đi tự túc: Đi càng đông, đương nhiên càng rẻ. Với giá 9tr/1 người dành cho đường bộ ( với 2 người trở lên) và từ 13- 15 triệu đường bay.
4. Phương tiện di chuyển
Có 3 cách để đi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Việt Nam.
• Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng đường hàng không
Hiện tại, từ Việt Nam chưa có đường bay thẳng tới Phượng Hoàng Cổ Trấn. Bạn có thể chọn các đường bay của các hãng hàng không để đến Trương Gia Giới hoặc các sân bay gần đó như: China Southern Airlines, Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, v.v. Giá vé 1 chiều chưa bao gồm thuế phí trong khoảng 160 ~ 300 USD tùy thời điểm (nếu may mắn có thể săn vé máy bay giá rẻ ở Jetstar).
Bay 2 chặng từ Hà Nội – Quảng Châu và từ Quảng Châu – Trương Gia Giới. Sau đó đi xe bus từ Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn.
• Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng đường sắt
Bạn mua vé tàu ở ga Gia Lâm – Nam Ninh, bạn có thể tham khảo và đặt vé tại: https://www.travelchinaguide.com/.
Tiết kiệm thời gian thì bạn nên chọn tàu giờ muộn nhất như chiều tối hoặc tối. Sau khi đặt vé trên web và thanh toán thành công bạn nhớ chụp lại màn hình. Tới ga rẽ phải xuống hầm chỗ bán vé – vào quầy đầu tiên bên trái dành cho người nước ngoài , đưa ảnh chụp màn hình vé và Passport, họ sẽ tự hiểu và in vé ra cho mình, tới giờ tàu chạy là đi.
Sau đó phải chuyển tàu, mua vé đi tiếp chuyến Nam Ninh – ga Cát Thủ (Trương Gia Giới). Bạn có thể chọn giường nằm cứng ( giá 215 tệ/ người ) hoặc giường mềm, phòng riêng 4 người ( giá 315 tệ/ người ).
Thời gian đi gần 15 tiếng. Để đến Phượng Hoàng Cổ Trấn thì bạn phải đi xe bus mất 3,5 tiếng nữa, giá vé 80 tệ/ người. Một ngày có khoảng 5 chuyến như thế nên hãy hỏi kĩ thông tin ở bến xe nhé. Tại bến có cả taxi lẫn xe khách tư nhân vào phố cổ, tuy nhiên từ bến xe đến khu phố cổ chỉ khoảng hơn 2km, đường thuận dốc nên bạn cũng có thể đi bộ.
• Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng đường bộ
Bạn có thể bắt xe khách chất lượng cao để đi từ Hà Nội – Cửa khẩu Hữu Nghị với giá 200k/ người trong vòng 3,5 tiếng.
Tới cửa khẩu Hữu Nghị, đi xe điện mỗi người 12k / 1 người để sang bên làm thủ tục xuất cảnh, xuất trình hộ chiếu, visa đi Trung Quốc & điền tờ khai nhập cảnh.
Ra khỏi cửa nhập cảnh Trung Quốc, bạn có thể đi bộ 10′ ra đến bến xe, hoặc đi xe điện mất khoảng 20k / 1 người để tiếp tục hai chuyến xe sau tới Trương Gia Giới:
- Xe đi từ cửa khẩu Trung Quốc – Ga tàu Nam Ninh: mất thêm khoảng 3,5 tiếng.
- Bắt tàu từ Nam Ninh – đi ga Cát Thủ (tại thành phố Trương Gia Giới).
5. Lưu trú
Mình book phòng trước tại: https://www.booking.com/city/cn/tuojiang.vi.html. Theo mình thấy với Phượng Hoàng Cổ Trấn, không nhất thiết là phải book trước vì khách sạn ở đó có quá nhiều luôn, từ vintage đến phòng dorm. Vì mình đi tự túc nên book trước cho an tâm.
Khách sạn mình chọn là Moon Land Art Hotel. Tọa lạc tại thành phố Phượng Hoàng, Moon Land Art Hotel có khu vườn, sân hiên, sảnh khách chung và quầy bar. Khách sạn này cung cấp dịch vụ đưa đón và cho thuê xe hơi. Mỗi phòng nghỉ tại khách sạn đều được trang bị bàn làm việc, wifi miễn phí, phòng tắm riêng với đồ vệ sinh cá nhân miễn phí, máy điều hòa và tủ quần áo. Một số phòng của Moon Land Art Hotel cho tầm nhìn ra quang cảnh núi non rất rất ưng. Giá phòng mình không nhớ rõ lắm dao động khoảng 168 / tệ.
6. Khám phá Phượng Hoàng Cổ Trấn
Khi đặt chân tới Phượng Hoàng Cổ Trấn, cảnh vật hiện ra trước mắt bạn là một cổ trấn với những ngôi nhà cổ kính mang vẻ đẹp trường tồn theo thời gian mà bạn chỉ thấy trong những bộ phim cổ trang. Với không gian cổ kính, kiến trúc độc đáo của nhà cửa, đền chùa từ 1.300 năm trước tạo nên một Phượng Hoàng Cổ Trấn đẹp đến nao lòng.
Mình đến nơi lúc 9h, may sao đường phố vẫn vắng người, các bạn có thể tự do hít no căng bầu không khí trong lành của buổi sáng. Đa số các cửa hàng còn chưa mở, trả lại cho Phượng Hoàng vẻ đẹp trầm ưu vốn có. Dọc bờ sông 1 vài người phụ nữ lớn tuổi ngồi giặt đồ, tiếng đập của những thanh gỗ vào quần áo âm vang, phá vỡ sự tĩnh lặng…
Dọc 2 bờ sông Đà Giang có dịch vụ cho thuê quần áo chụp hình, khoảng 5 tệ. Đã đến đây rồi thì tôi cũng thuê mặc để chụp, hơi sến nhưng khá dễ thương. Sau khi chụp ảnh thỏa thích mình đi ăn sáng. Cô béo quán bún làm cho tôi 1 tô bún cay và 1 tô mì sách bò. Nếu các bạn đến nhớ ghé ăn thử nha.
7. Thiên Môn Sơn
Nơi đây mây phủ quanh năm. Nên sẽ tuỳ duyên mà mình thấy được Cổng Thiên Đàng hay Cổng Trời hay không. Hôm mình đến Thiên Môn Sơn thì nhiệt độ trên núi là 10 độ C có mưa và sương mù dày đặc nên Cổng Trời bị đóng lại, đứng từ dưới chỉ thấy sương mù trắng xoá và cảm nhận không khí lạnh rét tê tái.
8. Lưu ý
Nếu các bạn có thói quen mua đồ lưu niệm thì hết sức lưu ý nha: một kg của Trung Quốc = 1/2 kg của Việt Nam, cực lưu ý nhé, để cân đối tiền và tránh cãi vã.
Múi giờ Trung Quốc nhanh hơn Việt Nam là 1 giờ, sang Trung Quốc mình thường cài lại múi giờ của Bắc Kinh, việc này để chính xác giờ giấc để tránh việc chậm tàu xe nhé.
Cẩn thận MÓC TÚI. Người Trung Quốc có một câu ” Để trước là của mình, để sau là của người khác, mà để ngang là 1 nửa của mình, một nửa của người khác “Vậy nên nếu có balo thì đeo phía trước hoặc xách theo, ví tiền tránh để túi áo, túi quần.
Không dây bẩn ra ga gối của khách sạn, tránh trường hợp họ trách lại mình.
À còn nữa, về cơ bản đồ ăn mạn Hồ Nam có đặc trưng: cay, nóng, mặn, và rất nhiều dầu mỡ. Với những bạn không ăn được cay thì cứ yên tầm là mang ruốc + lạc đi mà ăn. Ở Phượng Hoàng, nếu bạn đi tự túc thì nên trải nghiệm ẩm thực vỉa hè đường phố, nhiều cái rất hay và thú vị. Nên nhớ, hãy mặc cả nhé. Gia vị chấm ở đây họ chỉ dùng nước tương + ớt xanh, nên nếu ai xác định không ăn được thì nên thủ sẵn gói bột canh đi, có gì còn bỏ ra chấm.
Mỗi bữa cơm của người Trung Quốc sẽ gồm 8 món mặn + rau xào và và 1 món canh. Điểm thích nhất của Trung Quốc chính là văn hóa trà vẫn được giữ vững. Người Trung Quốc “sáng trà, trưa trà, tối trà”. Tất cả các bữa, tất cả các bàn ăn đều có một bình trà rất ngon.
Phượng Hoàng Cổ Trấn đẹp mê lòng người! Làm một chuyến tới đây ngay và luôn nào các bạn ơi!
– Anh Thư –