Site icon Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch

Tại sao cánh máy bay luôn cong lên trên?

Tôi chưa bao giờ thấy máy bay nào có cánh ngang hoặc được thiết kế cong xuống.

Theo tìm hiểu, tôi biết được trước kia, đầu cánh máy bay được thiết kế thẳng nhưng sau này lại được làm có độ cong lên. Liệu sự điều chỉnh này có ảnh hưởng gì đến hành trình bay hay không? Rất mong nhận được giải thích. Xin cảm ơn.

VÌ SAO ĐẦU CÁNH MÁY BAY LẠI GẬP LÊN?

Bạn đã bao giờ thấy những chiếc máy bay với đầu cánh cong và gập lên trên chưa? Đó là cánh nhỏ, một thiết bị xuất hiện trên các dòng máy bay mới. Tuy nhỏ bé nhưng thiết bị này lại cực kỳ “hữu ích”.

Tác dụng của cánh nhỏ sẽ giúp giảm lực kéo phát sinh. Khi máy bay đang trong hành trình, áp suất không khi trên bề mặt cánh luôn thấp hơn phía dưới. Điều này gây ra hiện tượng xoáy khí ở gần đầu cánh, khi không khí áp suất cao tràn lên khu vực không khi áp suất thấp hơn ở phía trên.

Xoáy khí này hoạt động theo dạng thức ba chiều trên cánh máy bay: kéo không khí lên, kéo không khí vào cánh máy bay và kéo không khí ra. Cánh nhỏ sẽ là rào cản làm cho xoáy khí yếu hơn và làm lực kéo trên toàn bộ cánh giảm xuống.

Robert Gregg, kỹ sư khí động lực học của hãng Boeing cho biết: “Cánh nhỏ giúp giảm lực kéo trong quá trình tạo lực nâng”. Điều này giúp giảm tải cho động cơ máy bay, cũng như tiết kiệm nhiên liệu, giảm lượng khí thải CO2 trong quá trình vận hành của máy bay.

Bạn có để ý các dòng máy bay Vietnam Airlines đang tập trung khai thác như A350, A321neo đều có những chiếc cánh nhỏ? Cùng chia sẻ cùng chúng tôi dưới phần bình luận nhé!

Trả Lời

Bên cạnh những nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp, có bao giờ bạn chú ý đến đôi cánh của một chiếc máy bay chưa? Nếu từng một lần để ý đến chúng thì bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra cánh máy bay thường được bẻ cong ở phần đuôi.

Hầu hết khi được hỏi vì sao cánh máy bay cong ở hai đầu thì mọi người đều cho rằng việc đó thuộc lĩnh vực thiết kế và thẩm mỹ. Họ đều đơn giản nghĩ rằng đôi cánh được bẻ cong sẽ khiến máy bay trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên, liệu bạn có bị thuyết phục bởi lý do khập khiễng này?

Không phải máy bay nào cũng đều có cánh cong. Có những máy bay sở hữu đôi cánh bị bẻ cong, nhưng cũng có nhiều đôi cánh thẳng đứng. Cánh máy bay cong có hai loại: cánh cong hình bầu dục và cánh bị bẻ cong ở phần đuôi.

Trong ngành hàng không còn có một thuật ngữ đặc biệt để gọi những chiếc cánh cong này. Chúng được biết đến với cái tên “winglet” hay cánh lượn.

Đầu tiên, cánh lượn giúp giảm lực cản đồng thời hỗ trợ tạo lực nâng khi máy bay cất cánh. Khi máy bay di chuyển, áp suất đè lên bề mặt cánh máy bay tạo ra các luồng không khí xoáy. Những cơn lốc xoáy nhỏ này tạo ra lực cản ảnh hưởng đến tốc độ, tầm bay, hiệu suất của máy bay.

Vì vậy, các kỹ sư đã thiết kế cánh lượn để giảm thiểu sự hình thành của các luồng không khí xoáy. Để hiểu được tầm quan trọng của cánh lượn, bạn có thể thử nghiệm bằng việc gấp máy bay giấy. Việc uốn cong phần cánh của máy bay giấy sẽ giúp nó bay cao và xa hơn.

Bên cạnh đó, việc giảm lực cản tác động lên máy bay có thể giúp tiết kiệm nhiên liệu. Ngoài ra, thiết kế hữu ích này còn có thể giảm thiểu lượng CO2 thải ra ngoài môi trường.

Chính vì những lợi ích này nên hiện nay, cánh lượn trở thành bộ phận tiêu chuẩn đối với các loại máy bay hiện đại.

2. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao cửa sổ máy bay có một lỗ nhỏ chưa?

Không phải ai hay di chuyển bằng máy bay cũng chú ý đến chiếc lỗ nhỏ xíu này. Thậm chí, một số người còn sợ hãi cho rằng áp suất bên ngoài sẽ lọt vào trong máy bay qua lỗ nhỏ xíu này và làm vỡ cửa kính.

Exit mobile version