Site icon Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch

Tham quan vãn cảnh Chùa Hương đầu xuân – điểm du lịch tâm linh ý nghĩa

Bảng Tóm Tắt Nội Dung

Tham quan vãn cảnh Chùa Hương đầu xuân – điểm du lịch tâm linh ý nghĩa

Bạn đang lên kế hoạch du lịch đầu xuân mà còn băn khoăn ? Nên chọn điểm du lịch nào mà đi về trong ngày để tham quan thưởng ngoạn cảnh vừa đi vãn cảnh chùa nhỉ?

Tham quan Chùa Hương

Hôm nay, Hội du lịch Việt Nam sẽ gợi ý điểm du lịch Chùa Hương – đây là điểm du lịch gần Hà Nội rất phù hợp cho bạn du xuân, lễ chùa đầu năm đi về trong ngày.

1.Vị trí của Chùa Hương

Chùa Hương thuộc ở xã Hương Sơn – Mỹ Đức – Hà Nội. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng chừng 65 km.

2.Phương tiện di chuyển đến Chùa 

Bạn có thể chọn phương tiện di chuyển đến chùa bằng các phương tiện như xe máy, xe bus, xe ô tô riêng.

Cách 1: Nếu bạn chọn xe máy hoặc ô tô riêng thì nên đi theo đường

Cách 2 : Nếu bạn chọn di chuyển bằng xe bus thì đây là danh sách một số tuyến xe Bus

Sau khi  đến bến Đục các bạn sẽ mua vé đi thuyền trên dọc suối Yến. Giá vé dưới 85.000 nghìn đồng.

3.Tham quan vãn cảnh Chùa Hương

Khi tới chùa Hương bạn sẽ được ngắm cảnh non nước hữu tình tới say đắm lòng người. Chùa là một quần thể kiến trúc nằm trong thung lũng Suối Yến.

Chùa nổi tiếng với lễ hội diễn ra vào ngày mồng sáu tháng giêng hàng năm không chỉ thu hút du khách khắp mọi nơi mà còn là điểm du lịch tâm linh ý nghĩa.

3.1.Tham quan Đền Trình

Đền Trình còn được gọi bằn một cái tên khác là Ngũ Nhạc Linh Từ – Đây là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến.

Tham quan Đền Trình (ảnh internet)

Đền Trình thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa thường tới đấy trình diện trước và sau đó mới tới Chùa .

3.2. Tham quan các điểm chính ở Chùa Hương

Tham quan, ngắm cảnh dọc Suối Yến

Suối Yến dài khoảng 4 km nằm trong khu danh thắng chùa Hương. Khi đến vãn cảnh chùa bạn sẽ được ngắm cảnh dọc  hai bên suối Yến từ trên thuyền với vẻ đẹp thơ mộng trữ tình. ảnh

Ngồi thuyền dọc suối Yến ngắm cảnh (ảnh internet)

Ngồi trên thuyền bạn sẽ có cảm giác được thả mình vào không gian tĩnh lặng yên bình của đất trời trên thảm hoa đỏ trên mặt sông. Cùng với đó là một cảnh sắc thiên nhiên núi non hữu tình đẹp cuốn hút mà bạn không thể bỏ  qua.

Vẻ đẹp thơ mộng hai bên bờ suối Yến (ảnh internet)
Tham quan chùa Thiên Trù

Sau khi đi thuyền qua suối Yến, bạn sẽ đến tham quan chùa Thiên Trù. Đây là ngôi chùa nằm trong quần thể di tích chùa Hương. Chùa Thiên Trù còn được gọi bàng các tên gọi khác như chùa Ngoài hay chùa Trò. Ngôi chùa này được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), nằm ở trên núi Lão

Chùa Thiên Trù (ảnh internet)

Chùa có một khuôn viên rộng lớn và một không gian kiến trúc đẹp với nhiều di tích hợp lại. Khi tới chùa Thiên Trù bạn được tham quan cảnh quan chùa và đây là địa điểm tâm linh  của nhiều du khách nhất là dịp đầu năm thường rất đông du khách.

Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan còn được gọi là giếng Long Tuyền, nơi đây có nước trong vắt. Phía trước chùa có suối chín nguồn được gọi là suối Giải Oan.

Chùa Giải oan (ảnh internet)

Khi đến đây vãn cảnh chùa thì nhiều người đi chùa tin rằng nếu ai có oan khuất không thể giải thích, chia sẻ cùng ai thì lên chùa Giải Oan để trải lòng sẽ thấy thanh thản hơn.

 Động Hương Tích

Động Hương Tích được coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương. Và khi tới chùa bạn phải leo qua nhiều bậc khá cao khoảng chừng 5 km thì mới đến được động Hương Tích. Nếu không muốn leo núi thì bạn có thể đi cáp treo ( nhưng leo núi sẽ cho bạn ngắm cảnh đẹp và nhiều trải nghiệm thú vị hơn là đi cáp treo)

Đường lên động Hương Tích (ảnh internet)

Ở ngay lối vào động Hương Tích, trên vách đá cao bên trái có khắc năm chữ “Nam thiên đệ nhất động” của chúa Trịnh Sâm đặt bút đề tháng ba năm Canh Dần (1770) khi chúa Trịnh đi tuần du Sơn Nam đến động Hương Tích trước cảnh đẹp của động đã để lại bút tích này.

Bút tích “Nam thiên đệ nhất động” của chúa Trịnh Sâm (ảnh internet)

Hương Tích là một động nằm trong lòng Núi, đi vào trong hẳn động bạn sẽ thấy có đá nhũ,hình thù khá đặc biệt. Ở phía trần động Hương Tích rủ xuống chín nhũ đá hình thù như chín con rồng chầu một khối thạch nhũ dưới nền động, gọi là “Cửu Long Tranh Châu”.

Hình ảnh bên trong động Hương Tích (ảnh internet)

Trong động còn có núi Cô, núi Cậu và cả bầu sữa mẹ nhỏ từng giọt như đang đếm nhịp thời gian mà khi đến đây ai cũng mong mình may mắn hứng được một giọt lấy nước để lấy may mắn. Và nơi đây còn có các tượng Phật, thiết kế và trang trí như trong Chùa.

Tượng Phật Bà trong động Hương Tích (ảnh internet)

Nếu bạn đến chùa mà không đặt chân vào động Hương Tích thì thật đáng tiếc coi như chưa đến chùa .

Đền Vân Song

Đền Vân Song còn có tên gọi khác là đền Cửa Võng. Thời xa xưa thì đền Vân Song là một ngôi miếu nhỏ đuợc xây dựng bởi do dân làng Yến Vỹ. Ngôi đền này để thờ bà “Chúa Rừng“ có tên hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu”. Vân song là ngôi đền nằm trên cao, phía dưới chân núi có một thung lũng tương đối  sâu, khi nhìn qua thung lũng là một võng núi.

4.Một số chú ý khi đi chùa 

Như vậy, Chùa Hương là một điểm đến hợp lí cho bạn mong muốn chuyến du lịch đầu xuân tham quan ngắm cảnh và vãn cảnh chùa rất ý nghĩa. Nếu đang có dự định du lịch đầu xuân bạn hãy cân nhắc điểm đến Chùa Hương nhé !

 

Exit mobile version