Site icon Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch

Có gì trong ngôi nhà 400 tỷ của Công tử Bạc Liêu

Có gì trong ngôi nhà 400 tỷ của Công tử Bạc Liêu

Có lẽ không ai còn xa lạ với cái tên “Công tử Bạc Liêu“. Là một tay chơi khét tiếng đất Nam Kỳ trong những năm 30-40 thế kỉ XX khi sở hữu máy bay, sân bay riêng đầu tiên tại Việt Nam, khả năng vung tiền tiêu xài không phải đại gia cũng có thể theo kịp.

TIN LIÊN QUAN :

Nổi bật nhất có lẽ là căn nhà có trị giá 400 tỷ đồng, một trong những tài sản khẳng định thương hiệu của cậu Ba Huy.

Tọa lạc tại số 13 đường Điện Biên Phủ phường 3, TP. Bạc Liêu và nằm cạnh dòng sông Bạc Liêu. Ngôi nhà khiến bất kỳ ai cũng phải trầm trồ chiêm ngưỡng vì độ vương giả, tiện nghi và sang trọng bật nhất của nó.

Ngôi nhà được kỹ sư người Pháp thiết kế và xây dựng, tất cả các vật liệu đều được mang từ Pháp về, chẳng mấy chốc nó trở thành căn nhà bề thế nhất Nam Kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ. Sau hơn 100 năm tồn tại  toàn bộ đồ đạc và ngôi nhà vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và được định giá lên tới 400 tỷ đồng.

Khu nhà gồm 2 tầng, nổi bật bởi màu vàng sang trọng cùng kiến trúc Pháp lộng lẫy, bề thế. Hiện nay, một phần của căn nhà được dùng làm khách sạn và một phần được dùng để tham quan.

                                                                       Chiếc Peugeot năm 1922

Là người sở hữu máy bay riêng, cậu ba Huy cũng là người có thú chơi siêu xe. Cậu dùng chiếc Ford Vedette để đi đòi nợ, còn đi chơi thì dùng chiếc Peugeot thể thao, sản xuất năm 1922. Lúc bấy giờ Nam Kỳ chỉ có 2 chiếc, chiếc còn lại là của vua Bảo Đại. Ông giàu đến nổi vua Bảo Đại có cái gì là ông phải có cái đó. Ông đi đến đâu tá điền kéo theo đến đó vì chưa bao giờ họ được nhìn thấy xe hơi.

                          Nơi tiếp khách quý của ông hội đồng Trạch

Mỗi một ngóc ngách trong nhà đều được trang trí bằng những chiếc đèn chùm vàng lung linh đếm không biết bao nhiêu là hết, những cây cột cũng được chạm khắc hoa văn tinh xảo. Trên trần nhà các hoa văn được vẽ hoàn toàn bằng tay cho đến nay thì nó vẫn còn giữ  nguyên hiện trạng, không hề bay màu sơn.

    Chóe của thợ gốm Lái Thiêu – Quảng Đông.
             Tivi trắng đen thời xưa
                            Đồng hồ Đức

Đồng hồ quả lắc xuất xứ từ Đức, có tuổi thọ hơn 100 tuổi tuy nhiên hiện giờ nó vẫn hoạt động tốt.

                                                               Sạp gỗ Lim

Đây là nơi gia đình cậu Ba Huy nghỉ trưa. Với sạp gỗ Lim dài liền mạch chỉ có một miếng và được chạm khắc hình hai con rồng đang tranh một quả châu.

Đây là chú Trần Trinh Đức người con thứ tư của Công tử Bạc Liêu.

                                                        Giường bằng gỗ sưa

Đặc biệt nhất là cậu Ba Huy có 2 phòng ngủ, mỗi phòng có một chiếc giường nóng và một chiếc giường lạnh được làm bằng gỗ sưa đỏ và được đính 6 viên đá cẩm thạch cũng như khắc cẩn xà cừ ở xung quanh. Mỗi chiếc giường hiện được định giá 7 tỷ.

Ngoài 2 chiếc giường của cậu Ba Huy ra còn có giường ngủ của ông bà Hội đồng Trạch,  sạp “Tam thành” (3 vách) của Trần Trinh Khương (em trai cậu ba Huy), giường cho khách hút thuốc phiện, bàn đánh bài… đều là những vật dụng rất có giá trị không kém.

                       Máy hát nhạc Akai

Ảnh đại gia đình của Công tử Bạc Liêu. Tuy nhiên, trong bức ảnh này không có sự hiện diện của ông Hội đồng Trạch.

Ở dưới là chiếc đĩa đựng bánh in cúng vào dịp trăng rằm. Bánh in nổi tiếng thời bấy giờ là lò Liêu Phát, bánh in được gia đình Công tử Bạc Liêu đặt có kích thước lớn đúng bằng cái đĩa này và chỉ mỗi gia đình Công tử mới có khuôn bánh lớn như vậy. Mỗi lần sẽ cũng 3 chiếc bánh thể hiện cho sự giàu sang và phú quý.

Còn lại là Hui Na (cà mèn) dùng để đựng thức ăn ra đồng hay lên chùa.

Đây là nơi dùng để đánh bài của công tử Bạc Liêu, mỗi ván bài trị giá 10 cây vàng.

Chiếc bàn dùng để uống rượu và đây là chiếc bình rượu còn lại duy nhất của cậu Ba Huy. Tuy nhiên, công tử Bạc Liêu chỉ uống rượu Tây mà thôi.

Bộ bình cổ được gia đình cậu Ba Huy sử dụng thời đó.

Bức tượng thân sinh của công tử Bạc Liêu: Ông Hội đồng Trần Trinh Trạch và bà Phan Thị Muồi, con gái bá hộ Phan Văn Bì (còn gọi là Phan Hộ Biết), người có đất ruộng nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, được mệnh danh là “Vua lúa gạo Nam Kỳ”.

Từ trái qua phải lần lượt là:

Bên cạnh đó ông còn 5 người vợ không chính thức, vô vàn nhân tình và câu chuyện ông đã đốt tiền soi đuốc cho nghệ sĩ Phùng Há khi bà  làm rớt hoa tai. (Còn chuyện đốt tiền nấu đậu xanh thì được xác nhận là không có)

Từ khi ông sinh ra đến khi ông mất đi, số tài sản mà ông đã tiêu xài được thống kê lên đến 5 tấn vàng.

Hiện tại nhà công tử đã được Nhà nước quản lý từ năm 1975 đến nay và các con của ông hoàn toàn không được sở hữu bất kì tài sản nào hết.

Exit mobile version