Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch
Kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm phòng tránh chuyện hét giá khi đi du lịch

kinh nghiệm phòng tránh hét giá

Bảng Tóm Tắt Nội Dung

Kinh nghiệm phòng tránh chuyện hét giá khi đi du lịch

[Hoidulich.net] – Khi nói đến chuyện chặt chém, ép giá, lừa đảo du khách ở Việt Nam thì nhiều người thẳng thắn nói ngay rằng chuyện đó ở đâu mà chả có. Ngu thì chết. Kêu ca cái nỗi gì.

Nhưng nói thế nghe không ổn. Đơn giản vì cho dù hầu hết các điạ điểm du lịch trên đất nước này đều có thể xảy ra tình trạng chặt chém và lừa dối các khách hàng nhưng vẫn có một số điểm du lịch nổi lên như những điển hình về tệ nạn này.

5 cách tránh bị 'chặt chém' khi đi du lịch theo đoàn
Kinh nghiệm phòng tránh hét giá khi đi du lịch theo đoàn

Bạn đã nghe báo đài nói ra rả thời gian qua về nạn chặt chém khách du lịch ở Hạ Long, Cát Bà, Sài Gòn, Hà Nội, Sầm Sơn, Vũng Tàu. Khách toàn phải trả những số tiền cao ngất ngưởng cho những bữa ăn, những dịch vụ mà giá trị thực của nó rẻ hơn rất, rất nhiều lần như thế.

Để hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại tài chính và để cho chuyến đi của bạn được trọn vẹn thay vì bạn phải điên đầu khi cảm thấy mình bị lừa dối hoặc cài bẫy lúc thì tinh vi, lúc thì trắng trợn, các bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm du lịch mà Hội Du Lịch liệt kê ra ở đây:

1. Tìm hiểu thông tin về điểm đến

Bằng cách tham khảo kinh nghiệm của người đi trước qua một số diễn đàn trên mạng như hoidulich.net, webtretho, lamchame…qua bạn bè, người thân và tự mình tìm kiếm thông tin cơ bản nhất về điểm đến như dịch vụ ăn, ở, các điều cần tránh… trên mạng, ghi ra giấy hoặc lưu vào máy điện thoại, laptop…

Du lịch hè

2. Hỏi giá trước khi sử dụng dịch vụ

Tuyệt đối phải luôn luôn hỏi giá trước khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào từ đi lại (taxi, xe ôm…) cho đến ăn/uống/ở hay bất kỳ dịch vụ vui chơi giải trí nào khi bạn đi tắm biển.

3. Nắm rõ bảng giá nhà hàng, khách sạn

Về khoản ăn uống mà nhiều người hay bị chặt chém: Phải hỏi thật kỹ giá đồ ăn/uống mà nhà nghỉ/khách sạn/quán ăn đưa ra là bao gồm những gì? Từng món cụ thể giá bao nhiêu? Tất cả những thứ mình không order mà họ vẫn mang ra thì hỏi luôn là những thứ đó free hay bao nhiêu tiền?.

Phải ghi âm lại những gì họ nói hay đề nghị họ ghi giá món ăn cụ thể ra giấy, bảo họ ký vào rồi mình cầm lấy giấy (đặc biệt là Cát Bà, Vũng Tàu) để tránh bị lật lọng một cách trắng trợn.

4. Tránh đi du lịch vào mùa cao điểm

Nếu có thể thì nên tránh đi du lịch biển vào lúc cao điểm (giữa tháng 5 cho tới giữa tháng 8), hoặc ít ra là tránh đi những nơi đã có tai tiếng về khoản chặt chém vào lúc cao điểm.

Thay vào đó, bạn có thể thu xếp một chuyến đi biển ở Miền Trung hay miền Nam. Chắc chắn là đẹp hơn và yên tâm hơn về giá cả so với miền Bắc.

5. Sử dụng Couchsurfing hoặc Homestay

Couchsurfing hiện đặc biệt phổ biến ở Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng và Hội An trong khi Homestay có ở Cần Thơ, Bến Tre…Hội An, Mai Châu, Mộc Châu, Sa Pa, Bắc Kạn, Hà Giang, Mù Cang Chải…

Đây là cách đi bụi quen thuộc của tây ba lô, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giúp bạn có những trải nghiệm thực tế và hiểu về cuộc sống, sinh hoạt của người dân ở nơi bạn đến.

Tránh bị chặt chém khi đi du lịch
Kinh nghiệm phòng tránh hét giá khi đi du lịch theo đoàn

6. Làm quen với dân địa phương

Khi đến những điểm du lịch “nguy hiểm” như Hà Nội, Sài Gòn, Sầm Sơn, Cát Bà…thì bạn hãy tìm cách tiếp xúc với người dân địa phương (nhưng không làm nghề dịch vụ như ăn uống hay kinh doanh chỗ ở) để tìm kiếm lời khuyên của họ về các dịch vụ ở nơi bạn đến, những cạm bẫy cần phải tránh.

7. Chia sẻ thông tin khách sạn, nhà hàng, địa điểm ăn uống

Cần ghi lại địa chỉ, điện thoại và cần thì chụp hình tất cả những nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng “có mùi” để chia sẻ cho bạn bè, người thân hoặc đơn giản là những người đi sau biết mà phòng tránh.

8. Xem review các nhà hàng, khách sạn trên Internet

Cố gắng tìm kiếm những nhà nghỉ/khách sạn/quán ăn đã nhận được nhiều đánh giá tốt từ người đi trước để sử dụng vì khi đã có thương hiệu thì người ta sẽ hiểu tầm quan trọng của việc phải giữ gìn thương hiệu của mình nên tiêu cực sẽ ít xảy ra hơn.

9. Khiêm tốn khi đi du lịch

Không nên phô trương vật chất đắt tiền một cách quá lộ liễu vì như thế sẽ khiến người ta hiểu rằng bạn giàu có và họ càng tìm cách hét giá lên cao.

10. Hãy trả giá khi mua hàng

Khi mua đồ ở các cửa hàng lưu niệm, ở chợ hay siêu thị thì phải hỏi giá nhưng nếu sau đó mà bạn lại thay đổi ý định không muốn mua nữa thì đừng nên im lặng bỏ đi mà vẫn cứ trả giá nhưng thấp hơn thật nhiều (bằng 1/3 giá họ yêu cầu chẳng hạn) để họ không bán nữa mà mình cũng không mang tiếng là hỏi mua rồi lại bỏ đi, không trả giá.

Hãy là một du khách thông thái kiêm người dùng thông minh nha các bạn. Chúc các bạn có một mùa hè du lịch thật vui vẻ. Tổng chào!

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng tự túc, giá rẻ

Du lịch trái mùa là cách xê dịch tiết kiệm ngân sách

Top 4 địa điểm đáng tham quan nhất khi tới Phnom Penh Campuchia

1 bình luận

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Đồng ý Đọc Thêm

Chính sách bảo mật và cookie
// disable cf7 when submited form