Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch
Bài viết du lịch nổi bật

Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Ok Om Bok là dịp để người Khmer Nam Bộ thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc mình đồng thời là dịp để các dân tộc anh em có dịp tìm hiểu và giao lưu văn hóa với nhau.

Hơn một triệu bà con dân tộc Khmer Nam Bộ sắp vào lễ hội lớn Ok Om Bok hay Oóc om bók (Phiên âm: Ak Ambok, tiếng Khmer: អកអំបុក.

Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức vào khoảng Rằm tháng 10 Âm lịch hằng năm (do cách tính thời gian có sự chênh lệch). Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người Khmer tổ chức lễ đút cốm dẹp ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt với sự chứng kiến của người lớn tuổi và thần Mặt Trăng, vật cúng trăng là thành quả mùa vụ để tỏ lòng biết ơn đến Thần Mặt Trăng – vị thần đang mang đến cho họ một vụ mùa tốt tươi và những điều ước tốt đẹp. Trong dịp Lễ hội có các hoạt động văn hóa chính như: lễ cúng trăng, thả đèn gió, đèn nước; hội đua Ghe Ngo. Lễ Ok Om Bok  được tổ chức ở tỉnh Sóc Trăng là lớn nhất vì nơi đây tổ chức Hội đua ghe Ngo lớn thu hút nhiều vận động viên và người xem cực đông.

Trong thời gian lễ hội Ok Om Bok ở nhiều nơi còn có các hoạt động văn nghệ, thể thao, hội chợ đi cùng. Do có nhiều hoạt động hấp dẫn, lễ hội thu hút được nhiều người dân tộc đến khác đến chung vui kể cả người nước ngoài. Vùng có đội ghe ngo sẽ tổ chức giả đâu ghe cùng các chùa bạn, ngày trước lại còn màn thả đèn gió khi đêm về thật sự hấp dẫn…

Ok Om Bok là dịp để người Khmer Nam Bộ thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc mình đồng thời là dịp để các dân tộc anh em có dịp tìm hiểu và giao lưu văn hóa với nhau.

Cốm dẹp, một món ăn vặt khá ngon có từ lâu đời ở vùng, nếu gọi đặc sản cũng hợp lý. Nếp, loại trắng (có nếp than màu đen) lụa ở khoảnh ruộng trồng riêng, cắt (gặt) phơi phóng rồi cho vào cối gỗ dùng chày gỗ giã cho dẹp (dẹt), nếp dẻo nên độ đẹp càng mỏng càng tốt (điều  này khó hay không thể làm với gạo tẻ). Đem nếp đã “xử lý” bằng cách ấy thay hình đổi dạng cho thau ướp với nước dừa cho mềm, cùng đường cát, rồi phủ lên dừa khô nạo tạo nên lớp mặt trắng xóa đẹp mắt trên thau cốm dẹp. Về từ ngữ hình tượng hóa, “cốm” là cách gọi của người  Kinh, “dẹp” chỉ hình dáng nếp sau khi giã bằng chày gỗ cối. Khi đủ thời gian ủ cùng nước dừa và các đường, cốm có thể xúc bằng muỗng ăn như một hàng vặt hay tiếp tục gia chế bằng cách cho vào bánh phồng, gói lại. Bánh phồng bị làm mềm bởi cốm ẩm ướt, thành một loại bánh khá hay.

Lê hội Ok Om Bok gắn liền chuyện mừng trăng tạ trời đất cho mùa màng bội thu, độ trì cho sự sống con người và muôn loài bời mưa thuận gió hòa yên bình không chiến tranh thiên tai bệnh tật, với loại thức ăn được chế biến từ thành quả trên cánh đồng. Nếu bạn hình dung ngược về thời cổ xưa khi canh tác đơn giản và đời sống thuần phác gắn với cây lúa của vùng thuộc lưu vực Me Kong, nghĩ về tư duy – tín ngưỡng cổ gắn với thánh thàn trời đất cho mọi sự, càng thấm thía ý nghĩa lễ hội này, tết của mùa màng!

Cùng với Don ta, Chthơ năm thơ mây, Ok Om Bok  đi vào đời sống văn hóa tín ngưỡng vùng. Bà con dân tộc Khmer chia sẻ lễ hội văn hóa ấy với cộng đồng thành vốn văn hoa chung. Vài ngày nữa sinh khí Ok Om Bok rộn ràng vũ điệu ap sa ra, tiết tấu nhạc khmer, trò chơi dân gian còn lưu giữ được và vui chơi, văn nghệ cho cộng đồng phum sóc xóm làng, đương nhiên món cốm dẹp truyền thống được dịp xuất hiện làm đậm đà hơn ẩm thực Nam Bộ.

Chính xác 5 ngày nữa, lễ Ok Om Bok lại về… Khi ấy các chùa Nam Tông Khmer trở thành trung tâm lễ hội, cho thấy sự hòa quyện đời sống văn hóa và vạn sự trong phum sóc xóm làng với các ngôi chùa và quý sư sãi, hài hòa, tự nhiên….

Related posts

Thác Bay mang vẻ đẹp quyến rũ và hùng vĩ – điểm phượt mới lạ độc đáo ở Vĩnh Phúc

Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc tháng 2 chi tiết

Thái Dương

Top 12 homestay Sapa đẹp-độc hot nhất 2019 này phần 2

Thái Dương

Leave a Comment

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Đồng ý Đọc Thêm

Chính sách bảo mật và cookie
// disable cf7 when submited form