Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch
Du lịch trong nước Bài viết du lịch nổi bật

Vẻ đẹp truyền thống Tết cổ truyền Việt Nam

Bảng Tóm Tắt Nội Dung

Vẻ đẹp truyền thống Tết cổ truyền Việt Nam

Tết Nguyên Đán có ý nghĩa rất lớn trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Đây là dịp để các gia đình quây quần, sum họp bên nhau để nói về những điều tốt đẹp sẽ diễn ra trong năm mới. Tết cổ truyền Việt Nam diễn ra với nhiều phong tục, tập quán truyền thống nhằm cầu mong an lành, may mắn và thịnh vượng.

Vẻ đẹp truyền thống Tết cổ truyền Việt Nam

Cúng ông Công, ông Táo

Theo truyền thuyết vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông Công, ông Táo về chầu Ngọc Hoàng để báo cáo mọi việc diễn ra trong nhà trong năm đã qua. Vào ngày nay các gia đình sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, làm một mâm cỗ nhỏ, mua cá vàng phóng sinh để cúng tiễn ông Công, ông Táo chầu thiên đình.

Dọn dẹp, trang trí nhà cửa sạch sẽ, khang trang

Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu đi công việc dọn dẹp, sửa soạn, trang trí nhà cửa. Trước ngày giao thừa vài ngày, các gia đình sẽ lau dọn sạch sẽ tất cả các phòng ốc, bát đĩa,bàn ghế, đồ dùng trong nhà. Tùy vào điều kiện kinh tế, mỗi gia đình sẽ có cách trang trí riêng bằng việc mua thêm cây đào, cây quất, cây mai,hoa thủy tiên, hoặc những cây cảnh đắt tiền, mua tranh chữ, câu đối có ý nghĩa tốt đẹp.

Vẻ đẹp truyền thống Tết cổ truyền Việt Nam

Gói bánh chưng, bánh tét

Dù hiện nay ai cũng có thể mua bánh chưng, bánh tét ngoài chợ, thậm chí mua bán trực tuyến trên mạng nhưng nhiều gia đình cũng vẫn lưu giữ phong tục gói bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết Âm lịch. Khung cảnh mỗi thành viên trong nhà tất bật chia nhau công việc rửa lá, vo gạo, gói bánh, chuẩn bị nồi luộc bánh là ký ức đẹp, không thể quên trong lòng nhiều người dân đất Việt. Tục lệ này đã tồn tại hàng ngàn năm, bắt đầu từ thời vua Hùng thứ 6 và tồn tại cho đến tận ngày nay, mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên.

Gói bánh chưng là truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam

Làm mâm ngũ quả

Bên cạnh mâm cao cỗ đầy, trên ban thờ tổ tiên của các gia đình không thể thiếu đi mâm ngũ quả để cầu mong năm mới bình an, vui vẻ, hạnh phúc. Tùy vào phong tục của mỗi miền Bắc, Trung, Nam mà mâm ngũ quả mang nét đặc trưng riêng. Ở miền Nam, người dân thường bày quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài tương ứng với câu nói “Cầu vừa đủ xài. Đối với người dân miền Bắc, mâm ngũ quả thường có một nải chuối xanh, bưởi hoặc phật thủ, cam, táo,hồng, quýt, các hoa quả theo mùa…

Cách bày mâm ngũ quả phụ thuộc văn hóa từng vùng miền

Thăm mộ tổ tiên

Trước Tết vài ngày, con cháu trong gia đình sẽ quây quần đông đủ, cùng nhau thăm viếng, quét dọn mộ phần ông bà, tổ tiên, người thân.Đây là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, thể hiện sự hiếu thuận, kính trọng của thế hệ con cháu dành cho thế hệ ông bà, cha mẹ, tổ tiên đã khuất.

Thăm mộ tổ tiên
Thăm mộ tổ tiên

Cúng tất niên và đón giao thừa

Chiều 30 Tết các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ để thắp hương cúng ông bà, tổ tiên, thần linh cũng như để tiễn năm cũ qua đi, mừng năm mới sắp đến. Mâm cỗ ngày cuối năm sẽ xuất hiện các món ăn truyền thống như xôi gấc, gà luộc, canh măng, miến xào, giò chả, canh bóng, thịt đông, nem rán…Sau khi cùng nhau dùng bữa cơm tối, cả gia đình sẽ cùng chờ đón thời khắc giao thừa, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Cúng tất niên và đón giao thừa
Cúng tất niên và đón giao thừa

Hái lộc đầu xuân

Hái lộc xuân đầu năm là một nét văn hóa mang vẻ đẹp truyền thống Tết cổ truyền Việt Nam. Việc hái lộc thường được thực hiện vào thời điểm sau giao thừa hoặc sáng sớm của ngày mùng Tết để cầu mong sự may mắn, hanh thông, hạnh phúc cho cả năm sắp tới.

Xông đất đầu năm

Một trong những phong tục quan trọng trong dịp Tết của người Việt là chọn người xông đất vào sáng mùng 1. Theo quan niệm dân gian, người xông đất tài giỏi, thông minh, hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ sẽ mang đến một năm phát đạt, tài lộc cho cả gia đình. Người được giao nhiệm vụ xông đất sẽ phải ăn mặc đẹp, lịch sự, chỉnh tề để đến chúc Tết gia đình.

Xông đất là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam

Những phong tục dân gian của Tết cổ truyền Việt Nam dần được đơn giản hóa hơn để phù hợp với nhịp sống hiện đại nhưng vẫn lưu giữ những điều tốt đẹp, đặc trưng nhất. Tết Nguyên Đán sẽ luôn là dịp quan trọng để cả gia đình quây quần, chia sẻ những điều tốt đẹp.

Related posts

Không phải nước Nhật, đây mới là thủ đô anh đào của thế giới !

Phượt 1 ngày ở Hà Khẩu – Du lịch Trung Quốc không thể đơn giản hơn

Thái Dương

Du lịch bản lác Mai Châu cho tâm hồn khoáng đạt

Thái Dương

Leave a Comment

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Đồng ý Đọc Thêm

Chính sách bảo mật và cookie
// disable cf7 when submited form