Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch
An Giang Bài viết du lịch nổi bật Du lịch trong nước Địa điểm ăn uống Kinh nghiệm du lịch

Khám phá An Giang mùa nước nổi

Bảng Tóm Tắt Nội Dung

Khám phá An Giang mùa nước nổi

An Giang là tỉnh nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, với đặc thù của một tỉnh miền Tây Nam Bộ có đồng lúa mênh mông, có sông xanh nước biếc. Đến với An Giang mùa nước nổi, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nên thơ và thưởng thức ẩm thực nổi tiếng miền Tây – những trải nghiệm mà ai đi rồi cũng một lòng muốn trở lại.

Ngao du An Giang

An Giang đang trên đà phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội nhưng nó vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ đặc trưng của miền Tây sông nước với những cánh đồng lúa mênh mông, những vùng nước nổi bao la tạo nên một bức tranh tuyệt diệu.

Rừng tràm Trà Sư

Ảnh sưu tầm

Đến An Giang không thể bỏ lỡ tham quan rừng tràm Trà Sư – nơi có thắng cảnh sông nước đẹp nao lòng và hệ sinh thái đa dạng các loài chim.

Đây là nơi biểu trưng cho nét đẹp mùa nước nổi An Giang với dòng nước trong lành, khí hậu mát mẻ thu hút khách du lịch. Khách du lịch khi đến tham quan rừng tràm sẽ được đi xuồng dưới những hàng cây bát ngát, trên dòng nước trong xanh bởi bèo nổi tạo nên khung cảnh nên thơ và yên bình.

Ảnh sưu tầm

Ngoài ra, rừng tràm Trà Sư là nơi cư trú của nhiều loài chim, đây cũng là địa điểm “săn ảnh chim” của những nhiếp ảnh yêu mến thiên nhiên và con vật.

2. Chùa Tà Pạ 

Ngôi chùa này còn được bà con ở nơi đây gọi với cái tên thân thương là chùa Núi, Chưn Num (theo tiếng của người Khmer). Tọa lạc ở trên ngọn đồi Tà Pạ, ở xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang và nằm cao hơn so với mặt đất 45 mét. Chùa theo phái Nam tông hệ của Phật giáo tiểu thừa đậm chất Khmer. Nơi đây gần với những địa điểm tham quan nổi tiếng khác với không khí yên bình vắng lặng, là nơi trốn để thư giãn thích hợp khi du lịch miền Tây.

3. Cánh đồng Tà Pạ

Ảnh sưu tầm

Việt Nam tươi đẹp với những cánh đồng lúa bát ngát, nếu Hà Giang nổi bật với những thửa ruộng bậc thang uốn lượn thì An Giang lại đẹp dịu dàng bên những ô màu trên ruộng đồng mênh mông. Đi qua cánh đồng Tả Pạ ở Tri Tôn, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của những cánh đồng giữa khung cảnh núi non hữu tình và cảnh mộc mạc của những đứa trẻ vui đùa, những người nông dân đang làm đồng. Không chỉ vào mùa lúa chín, mỗi mùa ở đây lại có một vẻ đẹp riêng mà ai cũng phải trầm trồ khi nhìn thấy.

4. Hồ Tà Pạ

Ảnh sưu tầm

Hồ Tà Pạ được ví như tuyệt tình cốc của miền Tây với dòng nước xanh ngọc bao quanh bởi khối núi đá. Nơi đây phong cảnh hữu tình, nên thơ và dịu dàng như một bức tranh thủy mặc. Đây cũng là nơi các bạn trẻ chọn làm địa điểm chụp những tấm hình cưới lưu giữ hạnh phúc lứa đôi và là một địa điểm du lịch khi ghé thăm An Giang.

5. Làng nghề dệt thêu

Không chỉ nổi tiếng với những thắng cảnh đẹp nên thơ mà An Giang còn nổi tiếng với những văn hóa của các dân tộc. Làng nghề dệt thêu nằm ở xã Châu Phong, Tân Châu, An Giang, đây là nghề dệt đặc trưng của người dân tộc Chăm. Các bạn sẽ được xem cách dệt ra một sản phẩm thổ cẩm như thế nào và những văn hóa độc đáo của người Chăm.

6. Chợ Châu Đốc

Ảnh sưu tầm

Đây là một trong những ngôi chợ nổi tiếng của An Giang, ở đây hầu như tập trung tất cả những đặc sản của Châu Đốc, có cả mắm, các món bánh, bún cá, hoa quả,…rất nhiều món ăn ngon mà giá vô cùng phải chăng

Ẩm thực An Giang mùa nước nổi

Vào mùa nước nổi miền Tây thì bông điên điển là một trong những đặc trưng không thể thay thế ở đây. Những bông điên điển vàng ruộm đua nhau nở và người dân ở đây đã sử dụng chúng để nấu ra những món ăn mang đặc trưng nổi bật riêng của người miền Tây như: canh điên điển nấu chua, bánh rán bông điên điển…gần như nó là nguyên liệu chủ yếu cho ra những món ăn mùa này.

1. Đồ khô, mắm

Ảnh sưu tầm

Chợ Châu Đốc được mệnh danh là vương quốc mắm, các loại mắm tôm, tép, cá và đồ khô vô cùng đa dạng, khách du lịch có thể mua về cho gia đình thưởng thức hoặc làm quà

2. Thốt nốt

Ảnh sưu tầm

Trái thốt nốt cũng là một đặc sản ở miền Tây,trên đây là thốt nốt đã được sơ chế ướp đá để ăn luôn, nó như một dạng topping khi uống nước thốt nốt vậy, ăn mềm, thơm và mọng nước như ruột quả dừa non nhưng mùi thì đặc trưng của thốt nốtĐây là cơm trái thốt nốt, có thể chế biến nhiều món ăn đặc trưng như bánh thốt nốt, chè, rau câu…

3. Canh cá linh nấu với các loại rau đồng

Ảnh sưu tầm

Đây là món canh chua không thể thiếu khi đến miền Tây gồm có những nguyên liệu chủ yếu của mua nước nổi: cá linh, bông điên điển, rau muống, bông súng, rau nhúc.. nấu từ me ăn thanh thanh mát cho mùa hè

4. Quả mây gai

Ảnh sưu tầm

Đây là 1 trong các loại trái cây rất phổ biến ở Thái Lan, mây rất thơm, múi to, ăn chua ngọt rất ngon

5. Bún cá lóc

Ảnh sưu tầm

Thịt cá thơm, săn lại vừa phải không bị quá mềm ăn cùng các loại rau đặc trưng, mùa nước nổi có bông điên điển ăn giòn giòn. Thường ở đây họ cho thêm mắm ruốc, ăn sẽ có vị đặc trưng của miền Tây. Các bạn nếu ghé chợ Châu Đốc có thể ăn bún cá dì Lệ- dì bán hơn 10 năm rồi

6. Gỏi cá kết

Ảnh sưu tầm

Cá kết chiên giòn ăn chung với xoài xanh bào và nước mắm chua ngọt. Cá kết là một trong những loại cá hiếm trong mùa nước nổi. Món ăn chua ngọt, cá ăn khá là béo ăn chung với xoài chua khá hợp, món ăn kích thích vị giác và đưa cơm

7. Cá kèo kho tiêu với thịt

Ảnh sưu tầm

Thịt thơm mùi tiêu, cá kèo mềm vị vừa phải không bị quá ngọt. Đây là một trong những món ăn đưa cơm đơn giản miền Tây

8. Cà na muối An Giang mùa nước nổi

Ảnh sưu tầm

Cà na đập dập xóc muối ớt như một món quà quê. Vị chua chua ngọt ngọt cay cay và vị chát đặc trưng của cà na. Làm người ăn nhớ mãi về món ăn dân dã mà đậm chất này

Trên đây là những chia sẻ của mình về An Giang, hy vọng các bạn sẽ thích An Giang và có thêm những lựa chọn khi đến thăm miền Tây nhé.

Thanks and I’ll see you next time!

Related posts

Cuối tuần check-in chợ nổi, hàng thốt nốt

Những lưu ý Khi đi Du lịch tự túc

Thái Dương

Top 3 điểm đến cuối tuần

Đang tải....

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Đồng ý Đọc Thêm

Chính sách bảo mật và cookie
// disable cf7 when submited form