Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch
Trung Quốc Bài viết du lịch nổi bật Du lịch nước ngoài

Làng cổ 1.700 tuổi của dân tộc Miêu ở Trung Quốc

Tây Giang Miêu trại có hơn 1.000 ngôi nhà cổ nằm san sát nhau trên những ngọn đồi của vùng núi tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Làng cổ 1.700 tuổi của dân tộc Miêu ở Trung Quốc

Tây Giang Miêu trại là nơi tập trung đông nhất người dân tộc Miêu (Miao) ở Trung Quốc, với khoảng 6.000 người và hình thành cách đây khoảng 1.700 năm.

Làng cổ 1.700 tuổi của dân tộc Miêu ở Trung Quốc

Địa danh này nằm cách thành phố Quý Dương, thủ phủ tỉnh Quý Châu khoảng 260 km. Với địa hình bao quanh là núi cao khó tiếp cận, đến năm 2001 Miêu trại mới được phát hiện và kết nối với bên ngoài. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, địa danh này được nâng cấp về giao thông, dịch vụ nên ngày càng có nhiều khách du lịch tìm đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Làng cổ 1.700 tuổi của dân tộc Miêu ở Trung Quốc

Mọi kiến trúc tại đây đều thống nhất với nhau về màu sắc, vật liệu xây dựng. Các chủ nhà thậm chí phải xịt sơn lên ngôi nhà mới dựng xong để tạo vẻ cũ kỹ tương đồng với những căn nhà cổ xung quanh. Nhiều doanh nghiệp du lịch chuyên khai thác các tour Trung Quốc dự đoán điểm đến này sẽ sớm được du khách Việt Nam biết tới như Phượng Hoàng cổ trấn.

Làng cổ 1.700 tuổi của dân tộc Miêu ở Trung Quốc

Mái ngói của những căn nhà trong Tây Giang Miêu trại đều là loại ngói âm dương màu xám đen, xếp chồng lên nhau. Miêu trại có thời tiết gần giống Sa Pa của Việt Nam, mát mẻ vào mùa hè và có thể xuất hiện tuyết rơi vào mùa đông.

Làng cổ 1.700 tuổi của dân tộc Miêu ở Trung Quốc

Những người phụ nữ Miêu nhảy múa theo tiếng khèn trong một buổi trình diễn văn hoá tại khoảng sân tập thể. Các sự kiện này diễn ra hàng ngày trong khắp khu Tây Giang Miêu trại để phục vụ du khách và cũng là cách để người dân duy trì văn hoá, phong tục.

Làng cổ 1.700 tuổi của dân tộc Miêu ở Trung Quốc

Phụ nữ Miêu thường dùng trang sức bạc. Kim loại này chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống, tinh thần của người Miêu. Từ thời xưa, người Miêu đã biết dùng bạc để thử độc trong đồ ăn, thức uống hoặc dùng chúng để cạo gió, làm lễ vật trong các sự kiện lớn.

Làng cổ 1.700 tuổi của dân tộc Miêu ở Trung Quốc

Đồ uống đặc trưng ở Tây Giang Miêu trại là rượu gạo, có mùi vị khá giống rượu nếp, rượu cần ở Việt Nam.

Làng cổ 1.700 tuổi của dân tộc Miêu ở Trung Quốc

Người Miêu có cách mời khách uống rượu rất đặc trưng. Du khách chỉ cần ngồi tại bàn, các cô gái Miêu sẽ tới hát và mời uống. Rượu được rót dần từ trên xuống đến khi nào khách không uống được nữa mới thôi. Đây là nét văn hoá lâu đời của người Miêu tại đây. Khách du lịch có thể trải nghiệm nếu đặt sớm với các chủ nhà hàng để họ chuẩn bị.

Làng cổ 1.700 tuổi của dân tộc Miêu ở Trung Quốc

Phương tiện di chuyển chủ yếu cho khách tham quan là xe điện với giá vé 5 nhân dân tệ một lượt (khoảng 17.000 đồng) để di chuyển giữa các điểm trong khu du lịch.

Làng cổ 1.700 tuổi của dân tộc Miêu ở Trung Quốc

Những cửa hàng tại đây thường treo xương đầu trâu, dê và một số loài động vật còn nguyên sừng trước cửa. Những loài có sừng được người Miêu coi là con vật thần thánh để hiến tế trong các nghi lễ hoặc tạo nên các vật dụng thường ngày.

Làng cổ 1.700 tuổi của dân tộc Miêu ở Trung Quốc

Khách du lịch khi đến Miêu trại sẽ bắt gặp nhiều cửa hàng bán đồ làm từ bạc và sừng. Trong ảnh là những chiếc lược sừng trâu, bò do người dân địa phương làm ra.

Làng cổ 1.700 tuổi của dân tộc Miêu ở Trung Quốc

Tại đây còn có các quầy hàng cho thuê quần áo, trang sức để khách du lịch chụp ảnh khi hoá trang thành người Miêu. Giá một bộ quần áo đầy đủ phụ kiện là 30 nhân dân tệ (khoảng 100.000 đồng), không giới hạn thời gian.

Bài viết liên quan

Du Lịch Tiền Giang ăn gì ở đâu 2024

Thái Dương

Bamboo Airways lại ‘delay’ chuyến bay đầu tiên đến tháng 1-2019

Top 7 món đặc sản côn trùng “tưởng sợ mà ngon”

Thái Dương
Đang tải....

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Đồng ý Đọc Thêm

Chính sách bảo mật và cookie
// disable cf7 when submited form