Bảng Tóm Tắt Nội Dung
Vẻ đẹp tết xưa Việt Nam – Những phong tục ngày tết
Tết Nguyên Đán là cơ hội để bạn có dịp sum vầy cùng gia đình, là dịp để những người con xa quê có thể trở về. Đây là một trong những ngày tết quan trọng nhất của người Việt Nam. Đặc biệt, nổi bật hơn hẳn là những các phong tục truyền thống về vẻ đẹp tết xưa Việt Nam vẫn còn lưu giữ cho đến nay và dần trở thành nét đẹp văn hóa nổi bật trong ngày Tết.
Lễ cúng ông táo – Đưa ông táo về trời
Hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp thì gia đình sẽ tất bật dọn dẹp nhà bếp để đưa ông táo về trời. Theo lễ cúng bao gồm mũ, áo bằng giấy, ba con cá chép vàng để ông cưỡi về trời. Ông Táo sẽ báo cáo những việc trong năm của gia chủ cho Ngọc Hoàng.
Với cá chép nếu là cá thật sẽ mang đi phóng sinh. Tuy nhiên, một số gia đình thường dùng cá chép giấy để cùng áo mũ. Ông Táo được xem là người đại diện cho sự ấm no, gia đình hòa thuận.
Đi thăm ông bà tổ tiên
Vào những ngày cuối năm bắt đầu từ ngày 23 -30 tết con cháu trong gia đình đều đi thăm viếng mộ tổ tiên và quét dọn lại khang trang sạch sẽ với mong muốn cùng ông bà đón tết. Đây được xem là một trong những phong tục phổ biến của người Việt để nhằm thể hiện sự biết ơn, lòng hiếu thảo đối với người đã khuất. Với những việc làm đơn giản còn nêu cao truyền thống uống nước nhớ nguồn, một trong những truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Dọn dẹp nhà ngày tết
Tết sắp đến, nhà nhà người người đều bận rộn trong việc dọn dẹp tân trang lại nhà cửa. Với tất cả đồ đạc trong nhà đều được chùi rửa sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp, bỏ đi những món đồ cũ không còn sử dụng, sắm sửa lại những cái mới.
Dọn dẹp nhà với ý nghĩa nhằm mang đến cho bạn nhiều may mắn trong năm mới và xóa bỏ những điều không may gặp phải ở năm cũ. Đồng thời, đây còn là dịp để bạn có thể vệ sinh tổng thể nhà cửa, giúp ngôi nhà trong trở nên thông thoáng và sạch đẹp hơn.
Gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là 2 loại bánh đặc trưng trong ngày tết, là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam xưa và nay.Vào những ngày cuối năm từ khoảng 28 – 29 tết mọi người trong gia đình cùng nhau quây quần bên nhau để chỉ cho nhau về cách gói những chiếc bánh tét bánh chưng để chào đón ngày tết sắp đến gần.
Với đặc trưng bánh tét là bánh ở miền Nam và bánh chưng là của miền Bắc. Tuy 2 loại bánh có tên gọi và hình dạng khác nhau những loại chung một loại nguyên liệu làm bánh. Bánh chưng, bánh tét là tượng trưng cho vẻ đẹp tết xưa Việt Nam và vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.
Chợ hoa ngày tết
Xuân đến, trăm hoa đua nở, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những chậu hoa với nhiều loại khác nhau được bày bán khắp nơi. Hoa bên cạnh việc sử dụng để trang trí nhà thì còn được dùng để trưng bày trên bàn thờ tổ tiên. Với sắc hoa tươi mới mang đến một bầu không khí tết tràn ngập. Đồng thời, hoa còn mang đến cho gia chủ với nhiều may mắn, hạnh phúc và tài lộc,…
Dựng cây nêu
Dựng nêu ngày tết, một trong những phong tục xưa của người Việt Nam và đến nay vẫn còn được áp dụng. Sau khi kết thúc năm cũ và bắt đầu năm mới nhiều người thường treo cây nêu trước nhà để báo hiệu rằng nơi đây có chủ và không bị quấy rối bởi ma quỷ quấy phá.
Cây nêu thường được dựng vào lúc 23 tháng chạp và kết thúc vào lúc mùng 7 tháng giêng. Với ngọn cây thường treo bùa trừ tà, giấy tiền vàng bạc, trầu cau cùng một chiếc đèn lồng để xua đuổi tà ma. Bên cạnh đó, đèn lồng còn có tác dụng soi đường để tổ tiên có thể về nhà ăn tết cùng con cháu.
Với những thông trên về vẻ đẹp tết xưa Việt Nam cũng những phong ngày tết luôn được lưu truyền đã làm nên nét đặc trưng của đất nước này. Đồng thờ, để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với hoidulich.net để được hỗ trợ tư vấn một cách tốt nhất.