Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch
Tin tức các hãng hàng không Bài viết du lịch nổi bật

Vinpearl Air của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tuyên bố đóng cửa

Bảng Tóm Tắt Nội Dung

Đóng cửa Vinpearl Air tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tuyên bố

[Hoidulich.net] Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam từng khẳng định với giới báo chí rằng: “Hàng không là chỗ đốt tiền thực sự, kinh doanh vận tải hàng không đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì kiếm tiền trong lĩnh vực hàng không, đặc biệt là vận tải hàng không rất khó khăn”.

Mới đây Tập đoàn Vingroup vừa công bố chính thức rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không. Việc “đóng cửa” Vinpearl Air gây chấn động bởi hồ sơ dự án này được các cơ quan thẩm định đánh giá “rất đẹp”, được hậu thuẫn tiềm lực tài chính mạnh cũng như danh tiếng của người giàu nhất Việt Nam – tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Trong tuyến bố chính thức phát đi đầu giờ chiều nay (14/1), Tập đoàn Vingroup khẳng định rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không, nhưng Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không VinAviation sẽ vẫn duy trì hoạt động theo cam kết với các học viên.

Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản lên Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức xin rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không. Theo tập đoàn này, đây là bước đi nhất quán trong việc tập trung tối đa nguồn lực cho mục tiêu chiến lược là công nghệ và công nghiệp của Vingroup.

Theo Vingroup, quyết định này không ảnh hưởng đến mảng đào tạo phi công do Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không VinAviation đảm nhiệm. Khoá Đào tạo đang triển khai vẫn tiếp tục được duy trì với đầy đủ những cam kết đã có với học viên. Vingroup khẳng định vẫn tiếp tục tham gia các dự án xây dựng, cải tạo hạ tầng hàng không trên cả nước.

Phát biểu về quyết định nói trên, ông Nguyễn Việt Quang – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup – cho biết: “Thị trường Hàng không Việt Nam rất tiềm năng và đang phát triển mạnh, nhưng cũng có các Công ty lớn đang tham gia. Việc Vingroup đầu tư mạnh vào hàng không có thể dẫn đến dư thừa nguồn cung, gây lãng phí cho xã hội, đồng thời chúng tôi cũng cần tập trung nguồn lực cho việc phát triển mảng công nghệ – công nghiệp của mình, vì vậy chúng tôi quyết định rút lui”.

Danh sách hãng hàng không Việt Nam chỉ còn 

Hãng hàng không tre Việt

Bamboo Airways (QH) 

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam

Vietnam Airlines

Hãng hàng không giá rẻ

  1. Jetstar Pacific Airlines (BL)
  2. VietJet Air (VJ)

Hãng hàng không dịch vụ 

  1. Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) – công ty con của Vietnam Airlines
  2. Công ty Cổ phần Hàng không Hải Âu – đơn vị đầu tiên và duy nhất khai thác kinh doanh loại hình thủy phi cơ tại Việt Nam
  3. Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam – đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ bay trực thăng tại Việt Nam

Hãng hàng không hàng hóa 

  1. Vietnam Airlines Cargo – công ty con của Vietnam Airlines
  2. Vietjet Cargo – công ty con của Vietjet Air‭

Sắp đưa vào hoạt động 

  1. Vietstar Airlines – hãng hàng không lưỡng dụng đầu tiên ở Việt Nam
  2. Vinpearl Air
  3. Viet AirAsia
  4. SkyViet – tái cơ cấu từ VASCO
  5. Vietravel Airlines

Đã ngừng hoạt động 

  1. Air Vietnam – hãng hàng không quốc gia của Việt Nam Cộng hòa
  2. Sanhok AirAsia
  3. Indochina Airlines
  4. Air Mekong
  5. Trai Thien Air Cargo
  6. COSARA – hãng hàng không đầu tiên ở Đông Dương thời Pháp thuộc
  7. Vinpearl air

Trước đó, ngày 24/7/2019, tập đoàn Vingroup công bố hợp tác với tập đoàn CAE (Canada) trong việc đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không nhằm cung cấp nguồn lực kỹ thuật cao cho Việt Nam và thế giới. Vingroup cũng xúc tiến các thủ tục để thành lập hãng hàng không Vinpearl Air.

Trong chiến lược phát triển đã được công bố năm 2018, Vingroup đặt mục tiêu sẽ trở thành tập đoàn công nghệ – công nghiệp – thương mại dịch vụ hàng đầu Việt Nam trong 10 năm tới.

Thị trường hàng không nội địa được xem là đang tới điểm bão hòa tăng trưởng do điểm nghẽn hạ tầng sân bay. Hiện Việt Nam có 5 hãng hàng không thương mại có thị phần đáng kể. Đứng đầu là Vietjet Air (42,2% thị phần), xếp sau là Vietnam Airlines (33,3%), Bamboo Airways (12,3%), Jetstar Pacific Airlines (10,6%) và VASCO (1,9%).

Vào tháng 12/2019, Vingroup đã rút khỏi mảng bán lẻ và nông nghiệp. Quyết định dừng đầu tư kinh doanh vận tải Hàng không là bước đi nhất quán trong việc tái cơ cấu hoạt động, tập trung vào các ưu tiên cốt lõi của tập đoàn.

Tập đoàn Vingroup chính thức khẳng định sự hiện diện trong lĩnh vực hàng không vào tháng 7/2019 với việc thành lập Công ty CP Hàng không Vinpearl Air, đăng ký đầu tư dự án theo mô hình hỗn hợp kết hợp giữa hãng hàng không truyền thống và chi phí thấp.

Mạng đường bay của Vinpearl Air bao gồm 62 đường bay nội địa và 93 đường bay quốc tế. Hãng này đặt ra mục tiêu kinh doanh đầy tham vọng từ khai thác tới việc “xuất khẩu” phi công.
Dự kiến, Vinpearl Air sẽ hoàn thành các thủ tục và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật để chính thức đưa vào vận hành, khai thác bay thương mại trong tháng 7/2020 với quy mô 6 tàu bay trong năm đầu tiên.

Related posts

Koh Rong Samloem Thiên đường du lịch tết 2025

Thái Dương

Kinh nghiệm du lịch Mũi Né năm 2023

Thái Dương

Ẩm thực Đông Bắc Thái Lan

Thái Dương

Leave a Comment

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Đồng ý Đọc Thêm

Chính sách bảo mật và cookie
// disable cf7 when submited form