Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch
Du Lịch Campuchia

Hoàng Cung Campuchia

Bảng Tóm Tắt Nội Dung

Hoàng Cung Campuchia

Campuchia có hai địa điểm nổi tiếng nhất về du lịchSiem Reap và thủ đô Phnom Penh. Nếu như Siem Reap sở hữu Angkor Wat nổi tiếng khắp thế giới, thì Phnom Penh cũng không kém cạnh với Hoàng cung Campuchia hay còn gọi là cung điện Hoàng gia Campuchia – một địa điểm bạn nhất định nên ghé thăm.

Lịch sử hình thành của cung điện Hoàng gia Campuchia

Ban đầu kinh đô của vương quốc Campuchia nằm ở thành phố Oudong, nhưng sau này vua Norodom đã quyết định dời đô về Phnom Penh. Và ngay khi dời đô về đây, quốc vương đã ra quyết định xây dựng nên cung điện hoàng gia này vào năm 1866. Tên đầy đủ của cung điện hoàng gia Campuchia theo tiếng Khmer là Preah Barom Reachea Vaeng Chaktomuk. Thực sự là một cái tên khá dài và khó nhớ phải không? Vậy nên cả người dân sau này cũng như du khách vẫn quen gọi là cung điện Hoàng gia Campuchia.

Cung điện này mất tới 7 năm để hoàn thành, trong đó 5 năm đầu tiên là xây dựng xong khuôn viên phía bên trong và 3 năm còn lại hoàn thành nốt bức tường bao quanh. Tuy nhiên, sau khi xây dựng thì hoạt động sửa chữa cung điện vẫn diễn ra khá nhiều lần. Ví như có một số công trình được xây thêm và một số bị phá đi.

Kiến trúc bên trong cung điện

Có thể nói tổng thể cung điện này rất hoành tráng và nguy nga với những bức điêu khắc, chạm trổ tinh xảo. Bên trong khuôn viên của cung điện không chỉ là nơi làm việc và sinh sống của Hoàng gia mà còn một số công trình khác nữa, chi tiết được thể hiện dưới đây.

 

Phòng khánh tiết của cung điện

Đây chính là căn phòng chứa ngai vàng và được dùng làm lễ đăng quang của các vị vua. Bên cạnh đó, nơi đây cũng diễn ra những hoạt động quan trọng của vua và nội các như thiết triều, tiếp đón khách quý hay cử hành hôn lễ.

Một điều đặc biệt là phía trần của căn phòng này có những họa tiết điêu khắc mà tổng thể chính là một bức tranh vô cùng sinh động. Hãy cùng mua vé xe đi Campuchia thăm thú nơi này nhé.

Sân khấu Chanchhaya bên ngoài 

Đây cũng là một điểm thăm quan khá nổi tiếng trong quần thể cung điện Hoàng gia Campuchia. Những bữa tiệc của hoàng gia, điệu múa cung đình hay các buổi diễn thuyết, gặp mặt nhân dân được diễn ra ngay tại chính sân khấu này. Chanchhaya còn có một cái tên khác cực kì mĩ miều là “sân khấu ánh trăng”.

Chùa Bạc

Đã vào hoàng cung, sẽ thực sự là một thiếu xót lớn nếu bạn không thăm quan chùa Bạc. Sở dĩ ngôi chùa này có cái tên như vậy là bởi tại đây có 500 viên gạch lát nền được làm bằng bạc, mỗi viên nặng khoảng 1kg. Bên cạnh đó, chùa Bạc cũng là nơi rất tôn quý đối với các Phật tử bởi tại đây lưu giữ rất nhiều bảo vật của Phật giáo mà ví dụ rõ ràng nhất chính là bức tượng Phật ngọc.

Điện nghỉ yên tĩnh của Quốc Vương Campuchia

Đây chính là nơi nghỉ ngơi và thư giãn của Hoàng cung được xây dựng vào năm 1917. Thông thường trong các dịp rước lễ của Hoàng gia, đức vua sẽ được cưỡi lên lưng voi. Và điện nghỉ yên tĩnh chính là nơi nhà vua chờ đợi voi tới rước.

Hiện nay, đây là nơi cất giữ nhạc cụ và các đạo cụ biểu diễn cũng như trưng bày các mòn quà tặng kỉ niệm của nguyên thủ quốc gia khác.

Cung điện đồng

Điện này cũng được xây dựng cùng năm với điện nghỉ yên tĩnh để cất giữ những vật đại diện cho Hoàng gia. Khu bước vào cung điện này, bạn có thể thấy ngay những bộ trang phục và các biểu trưng của Hoàng gia Campuchia.

Điện Napoleon III biểu tượng của Quyền lực

Theo tìm hiểu của Hoidulich.net, tổng thể cung điện Hoàng gia Campuchia đều mang lối kiến trúc rất đặc trưng của Khmer, chỉ riêng điện Napoleon III có một chút khác biệt. Công trình này được xây dựng để dành tặng cho hoàng hậu Eugenie, vợ vua Napoleon III. Sau này chính vị vua này đã tặng lại điện cho vua Norodom vào năm 1876.

Những lưu ý khi tham quan du lịch trong cung điện Hoàng gia Campuchia

Cung điện Hoàng gia Campuchia cũng là một nơi khá tôn kính, chính vì vậy bạn cần lựa chọn trang phục phù hợp khi thăm quan. Bộ trang phục hoàn hảo nhất chính là những bộ kín đáo, không hở hang, mỏng, quá ngắn hay bó sát, rách rưới,… Nếu cảm thấy trang phục của bạn không phù hợp thì những bảo vệ tại đây có quyền yêu cầu bạn rời khỏi cung điện và không được vào cửa.

Điểm khác biệt khi mua vé vào cửa cung điện này chính là ngoài việc mua vé cho người, bạn còn phải mua cho máy ảnh và máy quay. Giá vé cụ thể là 6.25$/người, máy ảnh là 2$/máy và máy quay là 5$/máy. Bạn cũng nên lưu ý chỉ được chụp ảnh, quay phim những hiện vật được cho phép.

Đức vua cũng như Hoàng gia Campuchia có được sự tôn kính rất lớn của người dân đất nước này. Chính vì vậy khi nói chuyện với người bản địa về Hoàng gia Campuchia, bạn cần thể hiện thái độ kính trọng.

Trong cung điện có chùa Bạc là nơi thờ Phật. Chính vì vậy bạn phải có thái độ tôn kính, không tự ý chạm vào các tượng Phật hay xúc phạm tới tín ngưỡng của người Campuchia.

Ngoài ra, việc quan trọng nhất là bạn không nên cười đùa thiếu nghiêm túc tại những nơi như thế này.

Chắc chắn chuyến du lịch cung điện Hoàng gia Campuchia sẽ mang lại rất nhiều điều thú vị đấy. Hãy cùng chờ đón chuyến đi này nhé.

Bài viết liên quan

Xe từ Sài Gòn đi Sihanoukville Campuchia năm 2024

Thái Dương

Gói gọn ẩm thực đặc sản Campuchia

Thái Dương

Rễ cây cổ thụ vặn xoắn như trăn khổng lồ muốn nuốt chửng ngôi đền

Thái Dương
Đang tải....

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Đồng ý Đọc Thêm

Chính sách bảo mật và cookie
// disable cf7 when submited form