Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch
Du lịch trong nước Địa điểm ăn uống Miền Bắc Phú Thọ

Top 9 đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ bạn nên thưởng thức và mua làm quà

9 đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Bảng Tóm Tắt Nội Dung

9+đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ bạn nên thưởng thức và mua làm quà

Khi đến với vùng Đất Tổ thân yêu bạn không chỉ được hòa mình trong không khí của các lễ hội như: Hội Đền Hùng, đền Mẫu…hay khám phá vẻ đẹp của các điểm du lịch hấp dẫn của vườn quốc gia Xuân  Sơn, ao giời, suối tiên…mà bạn còn có cơ hội thưởng thức các đặc sản: Bánh tai, cọ ỏm, xôi nếp gà gáy, nếp cẩm…

Vậy để hiểu chi tiết hơn về các đặc sản ở Phú Thọ mời các bạn hãy đọc bài viết 9 đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ bạn nên thưởng thức và mua làm quà của Hoidulich.net nhé!

1.Bánh tai – món ăn thơm ngon đặc biệt đáng nhớ

Món đặc sản đầu tiên mà mình muốn giới thiệu tới các bạn là bánh tai. Bánh này đã có từ xa xưa ở thị xã Phú Thọ, bánh còn có tên gọi khác là bánh Hòn. Cái tên gọi bánh tai được bắt nguồn do bánh có hình giống cái tai.

Bánh tai Phú Thọ món dân dã- ngon đặc biệt (ảnh sưu tầm)
Bánh tai Phú Thọ món dân dã – ngon đặc biệt (ảnh sưu tầm)
  • Nguyên liệu bánh tai được làm từ bọt gạo tẻ, nhân thịt lợn và các gia vị như hành, tiêu… với công thức riêng tạo cho bánh tai có một hương vị riêng.
  • Khi thưởng thức bánh bạn sẽ cảm nhận được các hương vị thơm dẻo, bùi ngon ngầy ngậy. Đây là món ăn dân dã bạn có thể thấy bán ở các hàng quán hoặc bán dong  nhiều ở thị xã Phú Thọ.

Nếu có dịp đến với vùng đất Phú Thọ bạn hãy nhớ thưởng thức món bánh dân dã và đặc biệt này nhé để cảm nhận được hương vị và hồn quê của con người vùng Đất Tổ.

2.Bưởi Đoan Hùng

Và đặc sản tiếp theo là bưởi Đoan Hùng – Loại quả nổi tiếng khắp cả nước của vùng đất Phú Thọ. Từ xa xưa bưởi  Đoan Hùng đã có tiếng là loại bưởi thơm ngon đặc biệt – đây là loại bưởi duy nhất được tiến vua.

Bưởi Đoan Hùng- đặc sản Phú Thọ (ảnh sưu tầm)
Bưởi Đoan Hùng- đặc sản Phú Thọ (ảnh sưu tầm)
  • Loại bưởi này ngon nhất là ở xã Chi Đán – Đoan Hùng – Phú Thọ bởi giống chuẩn và chất đất nữa. Đây là một giống bưởi quý.
  • Nếu đã được ăn bưởi Đoan Hùng chắc hẳn bạn sẽ nhớ mãi hương vị với những tép bưởi trắng, mọng nước, ngọt lịm thơm đến tận đáy lòng.

Bưởi Đoan Hùng là đặc sản thương hiệu của vùng Đất Tổ, khi tới đây bạn có thể thưởng thức hoặc mua về làm quà cho gia đình, bạn bè. Bạn có thể mua ở các hàng quán dọc theo quốc lộ 2 trở về vùng đất Đoan Hùng đều có.

3.Thịt chua Thanh Sơn

Đặc sản Thịt Chua là món ăn đặc trưng của người dân tộc Mường tại Thanh Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ.

Thịt chua Phú Thọ - món ngon bạn nên thưởng thức (ảnh sưu tầm)
Thịt chua Phú Thọ – món ngon bạn nên thưởng thức (ảnh sưu tầm)
  • Thịt chua là món được làm từ thịt lợn Mán (lợn lửng) những chú lợn này nuôi thả rông chỉ khoảng 15-20 kg là to nhất sau đó được đem thịt. Thịt lợn được thái lát hoặc thái sợi làm món thịt chua cùng với các gia vị như thính, lá ổi, tỏi…theo công thức và cách ủ riêng biệt để tạo nên đặc sản thịt chua.
thịt chua thái lát miếng (ảnh sưu tầm)
thịt chua thái lát miếng (ảnh sưu tầm)
  • Thịt Chua là món ăn mát, rất dễ ăn và dễ kết hợp với nhiều món ăn khác, rất thích hợp trong những bữa liên hoan của gia đình, bạn bè…

Nếu ghé thăm Phú Thọ, bạn nên thưởng thức món Thịt Chua người Mường ăn cùng lá sung hoặc lá mơ cộng với các loại rau sống vừa thơm vừa ngon vừa đủ vị ngon khó quên.

4.Cọ ỏm – thơm ngon bùi vùng trung du Đất Tổ

Cọ ỏm là món đặc sản dân dã bình dị vùng đất Phú Thọ. Bạn hãy thưởng thức món cọ ỏm dể cảm nhận vị bùi, vị béo của thứ quả bình dị này nhé.

Cọ ỏm ngon bùi vùng đất Tổ (ảnh sưu tầm)
Cọ ỏm ngon bùi vùng đất Tổ (ảnh sưu tầm)
  • Khi mùa đông lạnh đến vào cuối tháng 10 âm lịch là quả cọ chín, vỏ quả chuyển dần sang màu nâu bóng, hơi đen, cũng là thời điểm người dân quê cọ đi thu hoạch quả về để chế biến thành những món ngon đặc biệt. Đó là món cọ ỏm.
  • Để chế biến món cọ ỏm bạn nên chọn những quả cọ đã chín, cùi dày ngon rửa sạch sau đó đun một nồi nước gần sôi ( nước phải bỏn già tay, hơi sủi tăm thì bạn đổ cọ dã rửa vào ỏm khoảng 40-50 phút khi thấy quả cọ mềm là ăn được.). Bạn chú ý khâu ỏm rất quan trọng nếu đun nước chưa đun độ non quá hoặc già quá là món cọ ỏm không thành không thể ăn được cọ bị cứng hoặc rất chát đấy.

Khi đến Phú Thọ vào mùa đông bạn dễ dàng mua được cọ ỏm ở các chợ vùng quê món dân dã và rẻ nhưng khi thưởng thức bạn cảm nhận được béo, bùi thom ngon của loại quả bình dị này.

5.Cơm nắm lá cọ

Bên cạnh cọ ỏm thì đặc sản tiếp theo bạn nên thưởng thức là cơm nắm lá cọ. Com nắm lá cọ món dân dã đặc biệt của vùng đất này.

Cơm nắm lá cọ - đặc sản Phú Thọ (ảnh sưu tầm)
Cơm nắm lá cọ – đặc sản Phú Thọ (ảnh sưu tầm)
  • Cơm được nắm từ chiếc lá cọ còn non. Khi nắm cơm thì lá cọ được hơ qua lửa cho héo rồi mới đem nắm cơm – cơm nắm thì chọn cơm trắng dẻo, thơm ngon.

Khi ăn cơm nắm với muối lạc hoặc vừng bạn sẽ cảm nhận được hương vị lá cọ. vị dẻo, bùi, thơm của cơm cùng vị bùi của lạc , vừng rất ngon – món ăn dân dã bình  dị gắn liền với con người đất Tổ.

6.Xôi nếp gà gáy – đặc sản ngon nhớ mãi

Xôi nếp gà gáy – món xôi nếp đặc sản của vùng đất Mỹ Lung – Yên Lập – phú Thọ. Đây là loại gạo truyền thống hạt to, tròn, thơm mẩy. Loại lúa nếp này được trồng từ các khe suối. Giờ xôi nếp gà gáy được trồng nhiều hơn ở các xã Lương sơn, Ngọc Lập… của huyện Yên Lập.

Xôi nếp gà gáy thơn dẻo đặc sản Yên Lập- Phú Thọ (ảnh sưu tầm)
Xôi nếp gà gáy thơn dẻo đặc sản Yên Lập- Phú Thọ (ảnh sưu tầm)
  • Cái tên xôi nếp gà gáy gắn liền với một sự tích mà người dân nơi đây vẫn kể cho nhau nghe: Xưa có một cô gái đến tuổi lấy chồng, trước khi đi làm dâu bên cạnh những vật dụng như: chăn bông, gối, vòng bạc… làm quà cho bên chồng thì người mẹ đưa cho cô con gái chiếc túi, trong đó có những hạt thóc vàng mẩy, hạt mà bấy lâu nay cô chưa thấy bao giờ, đến nhà chồng cô cẩn thận cất vào góc nhà.
  • Hai ngày sau, mẹ chồng dặn cô dâu nhớ dậy sớm giã gạo nấu xôi để mẹ cúng thần Nông làm lễ xuống đồng. Thế rồi mải say mê với duyên mới, đôi vợ chồng trẻ đã ngủ quên. Chỉ đến khi tiếng gà gáy cất sáng, cô dâu mới giật mình tỉnh giấc, cô luống cuống tìm thóc giã gạo thổi cơm.
  • Khi ăn, nàng dâu thảo hiền bất ngờ vui sướng đến rơi nước mắt khi nghe thấy mẹ chồng khen xôi ngon, dẻo…nàng chợt giật mình nhớ ra trong lúc luống cuống, nàng đã lấy nhầm túi thóc mà mẹ nàng đã đưa cho nàng khi đi lấy chồng, và chỉ còn lại những hạt vương vãi. Cô đem gieo, nhân giống. Câu chuyện lan truyền nhanh ra khắp xóm làng. Chính vì thế mà loại gạo nếp đó được dân làng đặt tên là nếp Gà gáy.
  •  Xôi nếp gà gáy khi ăn nếp dẻo thơm lâu, ăn không bị ngấy rất đặc trưng. Giá bán trung bình 45.000đ/ 1 kg gạo nếp gà gáy.

Có dịp về với Phú Thọ nếu bạn muốn thưởng thức xôi nếp gà gáy hãy mua về làm quà cho gia đình và người thân  để cảm nhận hương vị đặc biệt của loại gạo nếp này nhé.

7.Gạo nếp cẩm ( gạo nếp than)

Lúa nếp cẩm (còn gọi là nếp than) là một đặc sản ở Phú Thọ. Ở đây cây lúa nếp cẩm được trồng nhiều ở xã Trung Sơn của huyện Yên Lập hoặc ở Tân Sơn, Thanh Sơn của Phú Thọ.

Ruộng lúa nếp cẩm ( ảnh sưu tầm)
Ruộng lúa nếp cẩm ( ảnh sưu tầm)
  •  Cây nếp cẩm trồng 6 tháng mới thu hoạch nhưng hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho cơ thể. Người dân ở đây có thể chế biến nấu xôi nếp cẩm rất ngon nhé.
gạo nếp cẩm ở Phú Thọ
gạo nếp cẩm ở Phú Thọ
Xôi nếp cẩm ( nếp than) ảnh sưu tầm
Xôi nếp cẩm ( nếp than) ảnh sưu tầm
  • Bên cạnh món xôi nếp cẩm thì gạo cẩm thường dùng chế món đặc biệt “Cơm rượu nếp cẩm”– món ăn rất bổ dưỡng

Món rượi nếp cẩm: Gạo nếp cẩm sau khi xay bong vỏ trấu cứ 1 kg gạo nếp cẩm, thì ngâm 1 lít rượu trắng cộng với  men rượu 100 g (2 bánh men)- nên dùng men lá của người Mường rượu sẽ thơm ngon nhất.

  • Sau đó vo sạch gạo rồi nấu thành cơm (bạn nhớ chỉ cho ít nước xăm xắp). Cơm chín đổ ra khay sạch, tãi mỏng cho mau nguội. Men rượu giã nhỏ, chia làm 2 phần, lấy một phần trộn vào cơm nếp khi còn ấm. Sau đó cho cơm nếp vào lọ thủy tinh hay vò sành (nhớ là lọ hay vỏ sành phải được rửa sạch, phơi khô), cứ rải một lớp cơm nếp cẩm lại rải một lớp mỏng men rượu (phần còn lại).
  • Đậy nắp lọ lại, sau 3- 5 ngày khi mở ra có mùi thơm men rượu bạn  ngày mở ra, cho thêm 1 lít rượu trắng vào rồi tiếp tục đậy kín nắp trong 20 – 25 ngày  sau đó đem cơm rượu ra, chắt lấy nước rượu lên men, vắt bỏ xác gạo nếp, chỉ dùng nước. Nước rượu lên men này có màu đỏ tím, thơm, vị ngọt. Nếu uống bạn cảm thấy ngọt  thỉu  và say lúc nào không biết.
  • Ở Phú Thọ về các xã Hưng Long, Xuân Thủy, Mỹ Lương, Mỹ Lung…của huyện Yên Lập vẫn thường ngâm rượu nếp cẩm để uống trong dịp mùa xuân Tết Nguyên Đán.

Nếu muốn thưởng thức hương vị rượu nếp cẩm thơm ngon ngất ngây bạn có thể mua gạo về làm quà hoặc mua rượu cẩm ở Phú Thọ nhé.

8.Cơm Lam Thanh Thủy – Phú Thọ

Cơm Lam là một món đặc sản của Phú Thọ.Cơm Lam ngon nhất phải kể đến ở xã Yến Mao, Phượng Mao của huyện Thanh Thủy – Phú Thọ.

Cơm Lam - Phú Thọ (ảnh sưu tầm)
Cơm Lam – Phú Thọ (ảnh sưu tầm)
  • Cơm Lam muốn ngon là phải chọ loại gạo nếp ngon, thường là  gạo nếp trồng trên nương sau khi sát vo sạch ngâm từ 3-4 giờ sau đó vớt ra trộn một ít muối cho đều rồi đổ gạo vào ống tre, nứa đã có sẵn nước tự nhiên, đổ thêm nước cho xăm xắp gạo, nút lại bằng lá chuối. Sau đó, dựng các ống cơm ở xung quanh đống lửa, dù lửa to hay nhỏ thì tay người phải xoay trở ống lam khéo léo sẽ giúp cơm được chín đều, chín kỹ mà không bị khét.
  • Khoảng một tiếng đồng hồ thì cơm chín, sau đó lấy ống ra để nguội, dùng dao dóc phần vỏ cháy đen bên ngoài. Đợi cho nguội hẳn, bóc lớp vỏ còn lại sẽ lộ ra cơm lam dẻo, thơm mùi lúa nếp – Món cơm lam ăn với muối vừng và thịt kho là ngon tuyệt nhất..

Nếu bạn đã một lần được thưởng thức cơm lam Phú Thọ chắc hẳn bạn sẽ không thể quên được hương vị đặc biệt của món ăn này.

9.Món rau sắn – đặc sản mộc mạc mà ngon khó quên

Không chỉ có củ sắn có thể ăn được mà  lá sắn nếu bạn chế biến đúng cách cũng là một loại rau ngon và rau sắn là một trong những món đặc sản của người Phú Thọ.

Món rau sắn ngon dân dã- đặc sản Phú Thọ (ảnh sưu tầm)
Món rau sắn ngon dân dã- đặc sản Phú Thọ (ảnh sưu tầm)
  • Rau sắn có nhiều công thức nấu, tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình. Bạn có thể nấu với móng giò, hoặc nấu với tép nhỏ hay nấu rau sắn cùng cá ngon tuyệt cú mèo luôn….đều có vị thơm ngon lạ miệng khiến bạn sẽ thích món này. Nếu bạn muốn thưởng thức hương vị của món  rau sắn này thì hãy về thăm đất Tổ nhé.

10.Trám đặc sản Phú Thọ

Trám một loại quả đặc sản của vùng Đất Tổ, vào cuối tháng 5, tháng 6 âm lịch là thời điểm thu hoạch trám ở Phú Thọ. Ở Phú thọ có cả trám đen và trám xanh nhiều nhất ở vùng đất Hạ Hòa.

Trám đen - đặc sản Phú Thọ (ảnh sưu tầm)
Trám đen – đặc sản Phú Thọ (ảnh sưu tầm)
quả trám xanh ở Phú Thọ (ảnh sưu tầm)
quả trám xanh ở Phú Thọ (ảnh sưu tầm)
  •  Quả  trám thường dùng để om kho cá có vị chua giôn giốt của trám ngấm từng thớ cá ngọt béo bùi vô cùng hấp dẫn. Hoặc nếu muốn bạn có thể kho trám với thịt ba chỉ…và chế nhiều món khác rất ngon.

Như vậy ở bài viết trên Hoidulich.net đã gợi ý cho các bạn 9+ đặc sản ngon nổi tiếng nên mua làm quà khi đến với vùng đất của Vua Hùng. Chúc các bạn có những ngày du lịch tuyệt vời và được thưởng thức nhiều món ngon ở Phú Thọ.

 

Bài viết liên quan

Top các món ăn ngon tại Vũng Tàu

Thái Dương

Top 5 đặc sản Phú Quốc nhất định phải thưởng thức

Top các quán ăn ngon ở Nha Trang ăn một lần nhớ suốt đời!

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Đồng ý Đọc Thêm

Chính sách bảo mật và cookie
// disable cf7 when submited form