Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch
Bài viết du lịch nổi bật

Việt Nam quảng bá du lịch một cách mờ nhạt

Việt Nam quảng bá du lịch một cách mờ nhạt 

Bảng Tóm Tắt Nội Dung

Việt Nam quảng bá du lịch một cách mờ nhạt 

Dù Việt Nam đã mở cửa du lịch trở lại từ tháng 3 -2022 , nhưng những thống kê về lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa khả quan.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong tháng 3/2022, Việt Nam đón được 15.000 lượt khách du lịch quốc tế, tháng 4 đón được 80.000 lượt khách. Tính chung 4 tháng đầu năm đón được 102.358 lượt.

Khách quốc tế vào Việt Nam chỉ cần xét nghiệm âm tính

Mục tiêu Việt Nam đưa ra là 5 triệu lượt khách. Để đạt được con số này, chặng đường phía trước còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Truyền thông marketing về du lịch kém hiệu quả

Trong báo cáo mới nhất từ Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam (TAB), đơn vị này nhận xét công tác truyền thông, tiếp thị du lịch ra thị trường quốc tế của Việt Nam còn mờ nhạt.

Website vietnam.travel là trang chính thức sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để giới thiệu về du lịch Đà Lạt Việt Nam. Lượng khách quốc tế truy cập trang này luôn đạt mức cao.

Tuy nhiên, điều này không chứng tỏ website đang hoạt động hiệu quả. Thống kê từ tháng 3, lượt xem của website quảng bá du lịch Việt Nam là 287.300 lượt, chỉ cao hơn một chút so với Hong Kong và thấp hơn nhiều so với 3 quốc gia còn lại. Tỷ lệ bỏ trang của website từ Việt Nam cũng cao gần nhất (70,5%). Trong khi đó, lượng người theo dõi mạng xã hội chính thức của Du lịch Việt Nam lại thấp nhất trong số 5 điểm đến.

Thậm chí, phiên bản tiếng Nhật của website này còn đăng thông tin cũ, thiếu tính cập nhật. Như việc hiện nay, website này vẫn đăng bài viết Việt Nam ngừng cấp thị thực cho khách du lịch do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điều này sẽ khiến khách Nhật đắn đo khi tìm hiểu về Việt Nam.

Ngày nay, mạng xã hội được xem như công cụ quan trọng để thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, lượng đăng bài trên mạng xã hội chính thức của Việt Nam về quảng bá du lịch khá “lèo tèo”. Tính trong tháng 3/2022, lượng bài đăng trên 3 kênh mạng xã hội lớn của Du lịch Việt Nam là 9 bài. Trong khi đó, Thái Lan có tới 15 bài, Indonesia là 82 bài và Singapore cũng có 32 bài.

Việt Nam quảng bá du lịch một cách mờ nhạt 

“Đây là thời điểm quan trọng để ngành du lịch thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn cho công tác quảng bá và thông tin. Nếu không, website sẽ mất lượng độc giả và tương tác”, đại diện TAB nói.

Xu hướng thị trường du lịch thay đổi

Sau khi mở cửa, Việt Nam chưa đạt được lượng khách như kỳ vọng. Điều đó có thể đến từ việc những thị trường truyền thống của nước ta chưa sẵn sàng.

Trung Quốc – thị trường khách quốc tế lớn nhất năm 2019 (32,2%) – vẫn đang theo đuổi chính sách Zero Covid. Hoạt động du lịch của đất nước tỷ dân này sẽ không thể đạt được tốc độ như trước đại dịch, ít nhất là trong một vài năm tới.

Hàn Quốc cũng là thị trường lớn với Việt Nam. Theo các báo cáo, dự kiến đến cuối năm 2026, cứ 1.000 dân Hàn Quốc sẽ có 695 người đi du lịch nước ngoài. Hộ chiếu Hàn Quốc cũng là một trong những hộ chiếu mạnh nhất thế giới. Công dân Hàn Quốc được miễn thị thực du lịch ở 171 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Tuy nhiên, việc phát triển du lịch outbound (đưa khách ra nước ngoài) của Hàn Quốc được dự kiến sẽ trở lại trong trung hạn, ít nhất là từ 2023. Việt Nam có thể hy vọng thu hút thị trường này trong 2 trường hợp.

Thứ nhất, khách Hàn Quốc không ưu tiên 2 thị trường outbound chính của họ là Trung Quốc và Nhật Bản do 2 điểm đến này chưa sẵn sàng mở cửa. Châu Âu lại là thị trường xa. Thứ hai, Việt Nam có chính sách ưu đãi để hấp dẫn khách Hàn Quốc.

Nga chỉ đứng thứ 6 (3,6%) trong danh sách thị trường inbound hàng đầu của Việt Nam vào năm 2019. Dù vậy, không thể phủ nhận ảnh hưởng của thị trường này tới một số khu du lịch chính của Việt Nam như Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận). Tuy nhiên, các vấn đề khách quan khiến nhiều thị trường đón khách Nga như Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Cuba… gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, sự cẩn trọng từ những thị trường như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) cũng khiến Việt Nam đang loay hoay tìm nguồn khách thay thế.

Việt Nam quảng bá du lịch một cách mờ nhạt 

Bất cập chuyện thị thực visa 

Dù đã nhận về nhiều ý kiến phản đối, cho tới nay, chính sách thị thực của Việt Nam với khách nước ngoài vẫn chưa có nhiều thay đổi.

Chính phủ đã khôi phục lại chính sách thị thực cho 24 nước như trước khi có dịch xảy ra. Số lượng 24 nước được miễn thị thực là quá ít so với các nước khác trong khu vực. Phần lớn các quốc gia được hưởng chế độ miễn thị thực 15 ngày.

Vấn đề ở chỗ sau đại dịch, khách có xu hướng lưu trú ở một điểm đến dài ngày hơn so với trước đây. Những khách từ thị trường xa (Châu Âu, Bắc Mỹ, Nga, Australia…) thường đi du lịch Việt Nam trong 18-21 ngày.

Bên cạnh đó, nhiều khách có nhu cầu kết nối điểm đến Việt Nam với các điểm đến lân cận như Lào và Campuchia rồi lại quay lại Việt Nam ở cuối tour để nghỉ ở biển. Trong trường hợp này, khách không được hưởng chế độ miễn thị thực nữa nên phải xin cấp thị thực mới vào Việt Nam. Điều này phát sinh thêm chi phí và phiền phức cho khách.

Ngoài ra, phía TAB cũng nhấn mạnh việc cấp thị thực tại cửa khẩu của Việt Nam cũng “chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa đúng nghĩa của loại hình thị thực này”.

Công ty du lịch vẫn phải hỗ trợ khách làm thủ tục duyệt nhân sự qua thư “chấp thuận visa” trước khi khách khởi hành đến Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp du lịch phải đáp ứng khá nhiều thủ tục về cung cấp thông tin cho Cục Quản lý Xuất nhập cảnh như: chương trình tour chi tiết (trung bình 2-3 trang giấy A4), xác nhận đặt phòng khách sạn, bản sao vé máy bay.

“Quá nhiều giấy tờ cho một tập hồ sơ. Điều này đi ngược với xu hướng chuyển đổi số và lãng phí giấy”, trích nhận xét từ TAB.

Thủ tục xin duyệt nhân sự cũng mất thời gian, đặc biệt sau dịch Covid-19 lại càng khó khăn hơn. Thường khách du lịch và khách đi vì mục đích khác cùng nộp hồ sơ một cửa dẫn đến việc chờ đợi rất lâu. Thời gian chờ lấy số mất nửa ngày. Thời gian nhận được phê duyệt nhân sự ít nhất một tuần mới xong.

Về thị thực điện tử, khách nộp hồ sơ nhưng không nhận được xác nhận ngày trả lời kết quả của hồ sơ. Điều này gây nhiều lo ngại cho du khách. Nhiều trường hợp khách nộp hồ sơ thị thực điện tử nhưng bị từ chối cũng không được hệ thống báo lý do. Trong trường hợp đó, khách đã nộp phí thị thực không được hoàn trả phí.

Ngoài ra, mẫu và giao diện trang web thị thực điện tử của Việt Nam thiếu tính thân thiện và chuyên nghiệp. Ngôn ngữ sử dụng chỉ gồm tiếng Anh và tiếng Việt cũng là trở ngại cho những khách đến từ nhiều nước.

Related posts

Chơi gì ở Phú Quốc cho gia đình có em bé?

Mẹo tránh mệt mỏi và căng thẳng khi đi du lịch đường dài

Những điều tuyệt vời nhất ở Ai Cập (Part 2)

Leave a Comment

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Đồng ý Đọc Thêm

Chính sách bảo mật và cookie
// disable cf7 when submited form