Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch
Bài viết du lịch nổi bật Tin tức các hãng hàng không

Các hãng hàng không chết yểu tại Việt Nam

Bảng Tóm Tắt Nội Dung

Các hãng hàng không chết yểu tại Việt Nam

Thị trường hàng không Việt Nam hiện có 6 hãng nội địa bao gồm Vietjet, Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Jetstar Pacific, Vasco và Vietstar Airlines. Bên cạnh đó, một số đơn vị khác cũng muốn đặt chân vào lĩnh vực này như Kite Air (Cánh Diều) hay Vietravel Airlines. Hiện nay, có tất cả 22 sân bay tại Việt Nam: 15 sân bay nội địa, 7 sân bay quốc tế (bay thẳng ra nước ngoài, không qua nối chuyến).

Vinpearl Air của Vingroup là cái tên mới nhất dừng cuộc chơi trong lĩnh vực vận tải hàng không. Trước đó, AirAsia, Trãi Thiên hay Blue Sky Air cũng chưa kịp bay lên bầu trời Việt Nam.Indochina Airlines và Air Mekong cũng biến mất khỏi bản đồ ngành hàng không sau một thời gian ngắn hoạt động.

AirAsia

AirAsia là hãng hàng không giá rẻ hàng đầu châu Á và xâm nhập thành công tại nhiều thị trường như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ… Tuy nhiên, AirAssia lại có 4 lần thất bại trong nỗ lực mang thương hiệu vào Việt Nam.

Trãi Thiên và Blue Sky Air cũng “chết yểu”

Trai Thien Air Cargo là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp phép chuyên vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện nhưng đã “chết yểu” khi chưa kịp bay trên bầu trời.

Thành lập vào tháng 6/2008, Trãi Thiên được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong nước từ tháng 10/2009 với vốn 500 tỷ đồng. Sau một năm cấp phép, hãng vẫn chưa chưa công bố kế hoạch sắm máy bay, lên lịch bay.

Đến cuối năm 2011, Cục Hàng không rút giấy phép kinh doanh của Trãi Thiên, vì hãng không có bất cứ dấu hiệu gì về khả năng cất cánh.

Một công ty khác được cấp phép hoạt động vào tháng 8/2010 là Hãng hàng không Bầu Trời Xanh. Hãng dự kiến khai thác các loại máy bay trực thăng, thủy phi cơ và tất cả các loại máy bay cánh bằng khác, khai thác hơn 20 tuyến du lịch trong nước.

Indochina Airlines và Air Mekong dừng cuộc chơi

Indochina Airlines được thành lập vào tháng 5/2008 với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Hàng không Tăng Tốc, vốn điều lệ là 200 tỷ đồng. Đến tháng 10/2018, hãng bay của nhạc sỹ Hà Dũng được đổi tên thành Hàng không Đông Dương Indochina Airlines.

Indochina Airlines có chuyến bay đầu tiên vào ngày 25/11/2008 với đội bay gồm 2 chiếc Boeing 737 đi thuê và chỉ bay nội địa.
Năm 2011, cuộc khủng hoảng tại Indochina Airlines càng trầm trọng khi nợ tiền xăng đối tác, nợ lương nhân viên và phải xin ngừng cất cánh. Kể từ đây, hãng tư nhân này dần biến mất trên bầu trời Việt Nam khi Cục Hàng không Việt Nam rút giấy phép do không có hoạt động.

Hãng tư nhân Air Mekong cũng sớm dừng bay sau hơn 2 năm ra mắt. Hãng “sếu đầu đỏ” được thành lập với vốn điều lệ 200 tỷ đồng bởi nhiều nhà đầu tư Việt Nam, mà đại diện là Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (BIM Group).

Cuối năm 2012, CEO Lương Hoài Nam xin nghỉ việc và đến tháng 2/2013 hãng chính thức ngừng bay, trả 4 máy bay cho đối tác. Bộ Giao thông Vận tải đã “khai tử” Air Mekong khỏi thị trường hàng không Việt Nam vào đầu năm 2014.

Vinpearl Air

Tập đoàn Vingroup chính thức khẳng định sự hiện diện trong lĩnh vực hàng không vào tháng 7/2019 với việc thành lập Công ty CP Hàng không Vinpearl Air, đăng ký đầu tư dự án theo mô hình hỗn hợp kết hợp giữa hãng hàng không truyền thống và chi phí thấp.

Mới đây Tập đoàn Vingroup vừa công bố chính thức rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không. Việc “đóng cửa” Vinpearl Air gây chấn động bởi hồ sơ dự án này được các cơ quan thẩm định đánh giá “rất đẹp”, được hậu thuẫn tiềm lực tài chính mạnh cũng như danh tiếng của người giàu nhất Việt Nam – tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Tín Nghĩa Express

Hàng không Tín Nghĩa Express thành lập vào tháng 8/2019 với vốn điều lệ ở mức 700 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa hàng không. Cơ cấu cổ đông của hãng bay này bao gồm TID góp 315 tỷ đồng (tương đương 45% vốn điều lệ), CTCP APF Đồng Nai góp 175 tỷ đồng (25%) , CTCP Logistics Tín Nghĩa – ICD Biên Hòa góp 105 tỷ (15%) và Công ty TNHH Lotus Vietnam Investment góp 35 tỷ đồng (5%).

Trong số ngành nghề đăng ký kinh doanh của Hàng không Tín Nghĩa Express có vận tải hàng hóa và vận tải hành khách hàng không, dự kiến hoạt động khi có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Hãng bay này gần như chỉ tồn tại trên giấy khi chưa có đội bay, nhân sự và cả giấy phép kinh doanh hàng không chung.

Related posts

Top 9 đặc sản Phú Yên nhất định phải mua về làm quà

Thái Dương

Sa Vĩ nơi địa đầu của tổ quốc

Thái Dương

Top 4 quán cà phê cho người thích chụp ảnh tại Hà Nội

Leave a Comment

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Đồng ý Đọc Thêm

Chính sách bảo mật và cookie
// disable cf7 when submited form