Bảng Tóm Tắt Nội Dung
Hãng hàng không Vietnam airlines
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Airlines) là hãng hàng không quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là thành phần nòng cốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, tại thời điểm ngày 01/07/2016, tỷ lệ vốn nhà nước tại Vietnam Airlines là 86,16% [1], All Nippon Airways nắm giữ 8,77%[2]. Hãng nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng Quản trị có từ 5 đến 9 người với nhiệm kỳ 5 năm[3], có các đường bay đến khu vực Đông Nam Á, Đông Á, châu Âu và châu Đại Dương, hiện đang khai thác hơn 50 đường bay thường lệ với tổng cộng hơn 360 chuyến bay mỗi ngày[4]. Trụ sở chính được đặt tại Sân bay quốc tế Nội Bài.
- Vietnam Airlines tung vé không hành lý ký gửi
- Nhanh tay săn vé máy bay tết 2019 cùng Vietnam Airlines, Vietjet và Jetstar
- Thái Airways và Malaysia Airlines lao đao vì hàng không giá rẻ
- Top những chiếc giường lộ thiên hút hồn những tín đồ mê sống ảo
- Chuyên trang thông tin hoidulich.net
Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ cổ phần 70% trong Jetstar Pacific Airlines. Hãng nắm 52% trong Cambodia Angkor Air, hãng hàng không quốc gia Campuchia, và 100% trong VASCO, một hãng bay nhỏ chuyên bay ở khu vực miền Nam Việt Nam.
Hãng được đánh giá 4 sao, theo tiêu chuẩn của Skytrax.[5]. Ngày 10 tháng 6 năm 2010, hãng chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, trở thành hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này.[6]
Năm 2015, Vietnam Airlines chiếm 80% thị phần khách quốc tế đi và đến Việt Nam, chiếm 70% thị phần khách nội địa (bao gồm thị phần 15% hành khách nội địa và 5% hành khách quốc tế đi và đến Việt Nam của Jetstar Pacific Airlines).
Lịch sử Ban đầu
Lịch sử của Vietnam Airlines bắt đầu từ ngày 15 tháng 1 năm 1956, khi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam tiếp theo sau sự quốc hữu hóa sân bay Gia Lâm. Đây được xem là ngày thành lập chính thức của Hàng không Việt Nam hiện tại. Lúc này đội bay của hãng chỉ gồm 5 chiếc (Ilyushin Il-14, Antonov An-2, Aero Ae-45…).
Đội máy bay dân dụng mang số hiệu VN 198, VN 199 (loại Lisunov Li-2) và VN 200, VN 201,VN 202 (loại Aero-45).
Chuyến bay nội địa đầu tiên là tuyến Hà Nội – Vinh – Đồng Hới được khánh thành đúng vào lễ Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1956 với mức vé ban đầu 30 đồng tiền miền Bắc.
Năm 1958, tuyến Hà Nội – Nà Sản – Điện Biên cũng được vận hành với chiếc máy bay vận tải Antonov An-2 mang số hiệu 30C.
Sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, tất cả máy bay muốn vào, ra miền bắc Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở ra từ 0h ngày 1 tháng 1 năm 1955 (theo giờ Hà Nội), phải xin phép cơ quan điều phái của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt tại phi trường Gia Lâm, Hà Nội. Bộ chữ tín hiệu mới là chữ HN (Hà Nội) được thay cho chữ F2Y của Pháp quy định trước đó.[7]
Hàng không Dân dụng Việt Nam mở đường bay quốc tế đầu tiên đến Trung Quốc năm 1956, tiếp theo đó là Viêng Chăn năm 1976, Băng Cốc năm 1978.[8]
Năm 1976, đổi tên thành Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Năm 1976, sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, Tổng cục Hàng không Dân dụng tiếp nhận toàn bộ tài sản của Air Vietnam còn lại ở Việt Nam, bao gồm một chiếc Boeing 707 còn nằm lại ở Việt Nam và một chiếc Boeing 727-100 được phi công Huỳnh Minh Boòng điều khiển, quay về từ Hồng Kông, và các quyền và nghĩa vụ thành viên của ICAO và IATA. Bấy giờ, tên giao dịch của Hàng không Dân dụng Việt Nam là Vietnam Civil Aviation; đối với một số tuyến bay đến các nước phương Tây, tên giao dịch Air Vietnam vẫn được sử dụng.
Cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, mạng lưới đường bay của Vietnam Airlines được mở rộng đến Singapore, Manila, Kuala Lumpur, Hồng Kông.[8]
Năm 1990, Vietnam Airlines bắt đầu đàm phán về việc sử dụng các máy bay phương Tây[9]. Nhưng vào cuối năm đó, Vietnam Airlines phải hủy bỏ đơn hàng mua 2 chiếc Airbus A310 vì những chiếc đó sử dụng động cơ của Hoa Kỳ[10].
Tháng 1 năm 1991, Vietnam Airlines ký hợp đồng thuê-ướt (wet-lease) một chiếc Boeing 737-300 trong màu sơn của Vietnam Airlines từ Transvia của Hà Lan, nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gây áp lực khiến Transvia phải hủy bỏ hợp đồng. Vì vậy, Vietnam Airlines đã chuyển qua đàm phán với TEA Basle, đồng thời bỏ nguyên năm 1991 để đàm phán với nhà chức trách Hoa Kỳ. Cuối cùng một giải pháp hòa hoãn được đưa ra, tất cả các chiếc máy bay (Boeing 737) phải được đăng ký ở ngoài Việt Nam, không được gắn bất kỳ dấu hiệu gì của Việt Nam, với những điều kiện đó thì những chiếc máy bay đó có thể được phục vụ với danh nghĩa của Vietnam Airlines. Ngày 15 tháng 2 năm 1992, chiếc Boeing 737-300 lần đầu được khai thác bởi phi công của TEA Basle với phi hành đoàn người Việt Nam. Trên giấy tờ, đó là hợp đồng Vietnam Airlines cung cấp dịch vụ cho TEA Basle, trên thực tế đó là thuê-ướt. Trong thời gian này, phi hành đoàn phải ở lại nước ngoài vào ban đêm tại Băng Cốc, Hồng Kông, Singapore[9].
Tháng 12 năm 1991, Vietnam Airlines và Cathay Pacific đạt được thỏa thuận liên danh khai thác đường bay SGN-HKG và HAN-HKG[11].
Tháng 10 năm 1992, Vietnam Airlines tiếp nhận chiếc Airbus A310 từ Jes Air của Bulgaria[9], tuy nhiên với việc động cơ của chiếc này bị hỏng, khiến nó phải nằm lại Đài Bắc hàng tháng trời, Vietnam Airlines và Jes Air không thống nhất được ai sẽ chi trả chi phí sửa chữa nên chiếc này bị thay thế bởi một chiếc Airbus A310 khác của GATX, tuy nhiên vẫn được vận hành bởi Jes Air[9].
Một tranh chấp tương tự với United Technologies khiến Vietnam Airlines quyết định chuyển sang sử dụng máy bay của Boeing cho các chuyến bay đường dài. Tháng 1 năm 1993, một chiếc Boeing 767-200ER được thuê từ Ansett Worldwide Aviation Services. Tháng 1 năm 1994, một chiếc Boeing B767-300ER được thuê từ Royal Brunei Airlines[9].
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Airlines) được thành lập và là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.[12]
Tháng 10 năm 1993, ba chiếc Airbus A320 đầu tiên được thuê từ Air France gia nhập đội bay của Vietnam Airlines với hợp đồng cho thuê 2 năm, tháng 2 năm 1994, thêm hai chiếc nữa gia nhập đội bay của Vietnam Airlines. Ngoài ra, Air France còn giúp đỡ Vietnam Airlines đào tạo đội ngũ nhân viên, phi công và phi hành đoàn[9].
Tới thời điểm này, mạng lưới đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng ra đến Paris, Tokyo, Seoul, Đài Bắc, Sydney, Melbourn.
Năm 1993, hãng đã vận chuyển hơn 1 triệu hành khách[13].
Giai đoạn hạch toán độc lập
Tháng 2, 1994 (1994-02), Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton dỡ bỏ cấm vận Việt Nam, điều này cho phép Vietnam Airlines mua các máy bay phương Tây.[9] Tháng 4 cùng năm, Vietnam Airlines thông báo từng bước ngưng sử dụng các máy bay Liên Xô.[15] Tính đến tháng 4 năm 1995, Vietnam Airlines có 9 Airbus A320 (toàn bộ đều được thuê từ Air France), 11 Antonov An-24, 4 ATR-72, 2 Boeing 707-300, 3 Ilyushin Il-18, 9 Tupolev Tu-134 và 3 Yakovlev Yak-40;[nb 1], tại thời điểm này hãng bay phục vụ 14 sân bay nội địa (bao gồm Ban Mê Thuột, Đà Nẵng, Điện Biên Phủ, Huế, Nha Trang, Phú Quốc và Pleiku) và 16 điểm đến quốc tế.[16].
Ngày 27 tháng 5 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Võ Văn Kiệt ký quyết định thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines Corporation) trên cơ sở sáp nhập 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không mà Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam là nòng cốt.[12][17][18]
Giữa năm 1995, 2 chiếc Fokker 70 được mua với giá 50 triệu US$[19] để thay thế cho đội bay Tupolev Tu-134 trong các đường bay nội địa. [20]
Tháng 12, 1995 (1995-12), Vietnam Airlines tiến hành đàm phán với GECAS để thuê 3 chiếc Boeing 767-300ER từng phục vụ cho Continental Airlines (hãng của Hoa Kỳ, sáp nhập với United Airlines vào ngày 3 tháng 3 năm 2012) để thay thế cho 3 chiếc Boeing 767-300ER và 1 chiếc Boeing 767-200ER được thuê từ AWAS và Royal Brunei Airlines.[21]
Logo
Ngày 20 tháng 10 năm 2002, Vietnam Airlines tổ chức lễ giới thiệu biểu tượng mới “Bông Sen Vàng”. Đây là mốc đánh đấu sự thay đổi toàn diện của Vietnam Airlines với chương trình hiện đại hoá đội ngũ máy bay, mở rộng mạng đường bay và hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới.
Đây là sáng tác của họa sĩ Victor Kubo (Nhật Bản) và là kết quả của hơn 10 năm tìm kiếm và thử nghiệm để xây dựng mẫu biểu trưng tổng thể của Vietnam Airlines. Theo VNA, Hoa Sen – một hình tượng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Việt Nam. Hoa sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc.
Có nhiều lý do để những nhà thiết kế chọn biểu tượng hoa sen. Thứ nhất, nó phản ánh lịch sử văn hóa Việt Nam, thu hút sự chú ý, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Hoa sen có ý nghĩa đặc biệt đối với người Việt Nam, nó tượng trưng cho sự khai sáng và hoàn mỹ theo triết học nhà Phật và phản ánh sức vươn lên của dân tộc Việt Nam. Hoa sen có trong mọi mặt của cuộc sống, trong kiến trúc cung đình và tôn giáo, trong văn học nghệ thuật… Hoa sen có sự khác biệt hoàn toàn so với biểu tượng hiện thời, khác biệt so với các hãng hàng không khu vực. Một số hãng đã sử dụng thành công biểu tượng hoa như China Airlines, Aloha Airlines, Hawaiian Airlines nhưng chưa có hãng nào sử dụng hoa sen. Hơn thế, cả thế giới đều biết đến hoa sen như biểu tượng của giá trị văn hóa và vẻ đẹp châu Á.[22]
Cơ cấu và tổ chức
Lãnh đạo
Ban lãnh đạo đương quyền:[23]:
- Hội đồng quản trị:
- Ông Phạm Ngọc Minh, Chủ tịch
- Ông Dương Trí Thành Uỷ viên
- Ông Tạ Mạnh Hùng, Uỷ viên
- Ông Nguyễn Xuân Minh, Uỷ viên
- Tổng giám đốc: Ông Dương Trí Thành
- Phó Tổng giám đốc:
- Ông Nguyễn Hồng Lĩnh (Phụ trách Khai thác bay)
- Ông Đặng Ngọc Hoà (Phụ trách Kỹ thuật)
- Ông Lê Hồng Hà (Phụ trách Thương mại)
- Ông Trịnh Hồng Quang (Phụ trách IT)
- Ông Nguyễn Thái Trung (Phụ trách An ninh)
- Ông Trịnh Ngọc Thành (Phụ trách Dịch vụ)
- Ông Nguyễn Ngọc Trọng (Nghỉ hưu)
- Kế toán trưởng
- Ông Trần Thanh Hiền
Các công ty thành viên[24]
- [25] Công ty con mà Vietnam Airlines giữ 100% vốn:
- Công ty TNHH MTV Suất ăn HK Việt Nam
- Công ty TNHH MTV kỹ thuật máy bay VAECO
- Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam SKYPEC
- Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất Sân bay Việt Nam VIAGS
- Công ty Dịch vụ bay hàng không VASCO
- Công ty con mà Vietnam Airlines nắm trên 50% vốn:
- Công ty TNHH Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất TCS
- Công ty TNHH Phân phối toàn cầu ABACUS Việt Nam
- Công ty TNHH Giao nhận hàng hóa VINAKO
- Công ty cổ phần Suất ăn Hàng không Nội Bài
- Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài
- Công ty TNHH dịch vụ giao nhận hàng hóa Tân Sơn Nhất
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lao động hàng không
- Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài NASCO
- Công ty cổ phần tin học viễn thông hàng không
- Công ty cổ phần đào tạo Bay Việt
- Công ty cổ phần Hàng không Jetstar Pacific
- Công ty mà Vietnam Airlines nắm giữ quyền kiểm soát góp vốn dưới 50%:
- Công ty Cổ phần Nhựa cao cấp Hàng không APLACO
- Công ty cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam VALC
- Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng MASCO
- Công ty Cổ phần Xuất-Nhập khẩu Hàng không AIRIMEX
- Hãng hàng không Cambodia Angkor Air
- Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn SPT
- Công ty TNHH MTV đầu tư du lịch và vận tải biển Phương Nam
Tái cơ cấu
Trong dự hướng cổ phần hóa các tập đoàn nhà nước, tháng 11 năm 2011, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng ý đẩy mạnh việc cổ phần hóa Vietnam Airlines giai đoạn 2011-2015, trong đó nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ, và cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Hàng không (VINAPCO-đã đổi tên thành SKYPEC), trong đó Vietnam Airlines giữ trên 50% vốn điều lệ. Tuy nhiên, Chính phủ cho phép Vietnam Airlines được nắm giữ 100% vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Kỹ thuật máy bay (VAECO), và tự quyết định tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại 3 xí nghiệp, gồm Thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất và tái cơ cấu Công ty Bay dịch vụ hàng không (VASCO-đang được tái cơ cấu thành SkyViet).
Hoạt động
- Năm 2002, Vietnam Airlines ký với Airbus việc mua 25 chiếc Airbus A330[26]. Cùng với đó, hãng ký với Boeing mua thêm 20 máy bay Boeing 777-200ER giúp nâng cao hơn nữa chất lượng máy bay của hãng. Cùng năm đó, ngày 28 tháng 10, hãng đã chuyển hoạt động của mình ở Mat-xcơ-va từ Sân bay quốc tế Sheremetyevo sang Sân bay Quốc tế Domodedovo.[27]
- Ngày 20 tháng 6 năm 2005, hãng đưa hoạt động của mình đến sân bay thứ hai của Đức, với hai chuyến một tuần giữa Frankfurt với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.. Giai đoạn 2004-2005, số lượng ghế đạt khoảng 70% khi khai thác các chuyến bay giữa hai nước[28][29].
- Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình[30][31].
- Vào ngày 15 tháng 4 năm 2009, Vietnam Airlines ký văn bản thỏa thuận tham gia liên minh hàng không lớn thứ 2 thế giới – SkyTeam [32]. Với việc này, Vietnam Airlines sẽ là đối tác quan trọng của các thành viên trong SkyTeam trên toàn thế giới cũng như tại khu vực Đông Nam Á và hành khách sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines có thể đến hơn 950 điểm đến trên khắp thế giới và hành khách của hãng chỉ cần làm thủ tục 1 lần cũng như được thừa hưởng nhiều quyền lợi khác khi hãng gia nhập SkyTeam.
- Tháng 10-2011, Vietnam Airlines đã ký thỏa thuận mua 20 chiếc Boeing 787-9 Dreamliner và 14 chiếc Airbus A350-900 XWB sẽ được giao hàng bắt đầu từ năm 2015 [33].
- Tháng 12 năm 2011, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và London bắt đầu từ ngày 8/12/2011 [34]
- Ngày 30 tháng 6 năm 2015, Vietnam Airlines tiếp nhận chiếc Airbus A350-900XWB đầu tiên trong tổng số 14 chiếc đặt hàng từ Airbus[35] và trở thành hãng hàng không thứ hai trên thế giới sử dụng loại máy bay tiên tiến này sau Qatar Airways. Cùng với đó Vietnam Airlines cũng giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới, thông báo nâng chất lượng dịch vụ lên 4 sao và ra mắt đồng phục mới dành cho tiếp viên của hãng.
- Ngày 6 tháng 7 năm 2015, Vietnam Airlines tiếp nhận chiếc Boeing 787-9 Dreamliner dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng[36], VN-A861 khởi hành về Việt Nam vào ngày 1 tháng 8 năm 2015 (giờ Pacific), đến ngày 2 tháng 8 năm 2015 (giờ Việt Nam), máy bay đã về đến Việt Nam, chính thức gia nhập đội bay của Vietnam Airlines[37].
- Cuối tháng 7/2017, Vietnam Airlines chính thức chia tay đội bay Boeing 777-200ER sau 15 năm khai thác.
- Ngày 13/4/2018, Vietnam Airlines nhận chiếc máy bay Airbus A350-900 đầu tiên trên thế giới mang màu sơn Skyteam.
- Tối ngày 16/8/2019,Vietnam Airlines đón chiếc máy bay Boeing 787-10 Dreamliner đầu tiên trên tổng số 8 chiếc sẽ được bàn giao đến cuối năm 2020.
- Cuối tháng 8,đầu tháng 9,VNA đã chính thức ngừng khai thác mấy bay Airbus A330-200 sau hơn 10 năm khai thác
- Ngày 10/10/2019,Vietnam Airlines bắt đầu sử dụng hệ thống wifi trên chuyến bay ở 5 chiếc tàu bay A350
- Ngày 23/10/2019,Vietnam Airlines đón chiếc máy bay Boieng 787-10 thứ ba và cũng chính là chiếc bay thứ 100 khẳng định lịch sử phát triển hàng không của Việt Nam.
Các điểm đến của Vietnam Airlines
Vietnam Airlines có căn cứ hoạt động chính tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Sân bay quốc tế Nội Bài. Vietnam Airlines có mạng lưới đường bay đến hơn 50 sân bay trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Vietnam Airlines còn có thỏa thuận liên danh với 23 hãng hàng không, điều này giúp cho mạng lưới đường bay của Vietnam Airlines phủ khắp châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Úc và Bắc Mỹ.
Liên danh
Tính đến ngày 8 tháng 12 năm 2016:[38]
- Đối tác trong liên minh SkyTeam
- Air France
- Czech Airlines
- Alitalia
- Korean Air
- China Southern Airlines
- KLM Royal Dutch Airlines
- Delta Air Lines
- Air Europa
- Kenya Airways
- China Airlines
- China Eastern Airlines
- Garuda Indonesia
- Các đối tác khác:
- ANA – All Nippon Airways
- Jet Airways
- Cathay Pacific
- Qantas Airways
- Philippine Airlines
- Finnair
- Lao Airlines
- Cambodia Angkor Air
- Etihad Airways
- Jetstar Pacific Airlines
- SNCF (đường sắt)
- VASCO