Pacific Airlines trước nguy cơ bị xóa sổ
- Jetstar Pacific triển khai dịch vụ check-in Internet không dây
- Hãng hàng không Vietnam airlines
- Vietnam Airlines tung vé không hành lý ký gửi
- Nhanh tay săn vé máy bay tết 2019 cùng Vietnam Airlines, Vietjet và Jetstar
Hiện tại, hai cổ đông lớn nhất là hãng hàng không Qantas (Úc) và hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đang xúc tiến hoàn tất việc chuyển giao toàn bộ 30% cổ phần của Qantas tại JPA cho Vietnam Airlines để Qantas chính thức rút lui khỏi thị trường Việt Nam sau 13 năm hợp tác.
Ngoài ra, Cục Hàng không yêu cầu Pacific Airlines cung cấp thông tin về công tác đảm bảo an ninh, an toàn theo quy định của nhà chức trách hàng không; phương án xử lý các khoản nợ với các đối tác (ACV, VATM…) và phương án tái cơ cấu doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải báo cáo lại các nội dung trên về Cục trước ngày 10/8.
Về tình cảnh của Pacific Airlines hiện tại, Vietnam Airlines từng tiết lộ: “Đến tháng 6, tình hình tài chính của Pacific Airlines đang rất nghiêm trọng, dòng tiền bị thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán và phải chấm dứt hoạt động”.
Vietnam Airlines đang triển khai các giải pháp để duy trì hoạt động, đồng thời tìm nhà đầu tư mới tham gia quá trình tái cơ cấu Pacific Airlines. Tuy nhiên, quá trình lựa chọn nhà đầu tư đang gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách theo các quy định hiện hành đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Trong giai đoạn này, Pacific Airlines tiếp tục tổ chức hoạt động khai thác tối thiểu, tinh giản bộ máy, tận dụng nguồn lực chung với Vietnam Airlines Group để tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, khả năng phối hợp sản phẩm với Vietnam Airlines.
Năm 2022, Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu công ty mẹ đạt 45.252 tỉ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước và sau thuế công ty mẹ dự kiến âm 9.335 tỉ đồng, giảm 23,5% so với khoản lỗ năm 2021. Kế hoạch này dựa trên số lượng khách hàng vận chuyển 17 triệu khách và hàng hóa vận chuyển 271.000 tấn.