Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch
Cà Mau

Du lịch Mũi Cà Mau – cực nam của Tổ Quốc

Du lịch Mũi Cà Mau – cực nam của Tổ Quốc

Đất Mũi Cà Mau được biết đến là nơi “đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”.

Mũi Cà Mau, cực nam của Tổ quốc
Mũi Cà Mau, cực nam của Tổ quốc. Ảnh sưu tầm

Cách trung tâm thành phố Cà Mau hơn 100 km là địa danh Đất Mũi, điểm cực nam của Việt Nam thuộc huyện Ngọc Hiển. Đây cũng là điểm cuối cùng của đường Hồ Chí Minh.

Mũi Cà Mau, cực nam của Tổ quốc
Mũi Cà Mau, cực nam của Tổ quốc. Ảnh sưu tầm

Km 2436 của đường Hồ Chí Minh thuộc Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau. Con đường bắt đầu từ Pác Bó – Cao Bằng đi qua 28 tỉnh thành phố và kết thúc ở điểm cực nam của Tổ quốc. Công trình gồm tượng đài và hai bức phù điêu ở Đất Mũi được khởi công vào năm 2017.

Đài quan sát
Đài quan sát. Ảnh sưu tầm

Gần đó là đài quan sát cho phép du khách có thể nhìn toàn cảnh vùng đất tận cùng của Việt Nam. Trước đây đài quan sát gồm 3 tầng, cao khoảng 21 mét, nhưng hiện tại chỉ còn một tầng. Mũi Cà Mau cũng là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển phía đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển phía tây vào buổi chiều. Du khách có thể đến đây bằng đường bộ hoặc đường thuỷ.

Mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 (cây số 0) của Việt Nam
Mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 (cây số 0) của Việt Nam. Ảnh sưu tầm

Chính giữa Khu du lịch là Mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 (cây số 0) của Việt Nam. Đây là một trong bốn điểm cực đánh dấu lãnh thổ Việt Nam trên đất liền. Cực Bắc là Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), cực Tây là xã Apa Chải (Mường Nhé, Điện Biên), cực Đông là Mũi Đôi (Vạn Ninh, Khánh Hòa) và cực Nam là Cột Mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 (Đất Mũi, Cà Mau).

bản đồ cổ gồm “An Nam đại quốc Hoạ đồ
Bản đồ cổ gồm “An Nam đại quốc Hoạ đồ”. Ảnh sưu tầm

Gần Mốc toạ độ GPS 0001 còn trưng bày các bản đồ cổ gồm “An Nam đại quốc Hoạ đồ” năm 1838 và “Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” năm 1904 chứng minh chủ quyền quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Pano hình con tàu hướng ra biển Đông
Pano hình con tàu hướng ra biển Đông. Ảnh sưu tầm

Biểu tượng của Đất Mũi Cà Mau là tiểu cảnh Pano hình con tàu hướng ra biển Đông.

Trên cánh buồm có ghi tọa độ của mũi Cà Mau
Trên cánh buồm có ghi tọa độ của mũi Cà Mau. Ảnh sưu tầm

Trên cánh buồm có ghi tọa độ của mũi Cà Mau, điểm chụp hình được du khách đặc biệt yêu thích khi đến đây.

công trình tượng Mẹ Âu Cơ và Cột Cờ Hà Nội đang được thi công
Công trình tượng Mẹ Âu Cơ và Cột Cờ Hà Nội đang được thi công. Ảnh sưu tầm

Ở phần đất bồi hướng ra biển Đông là công trình tượng Mẹ Âu Cơ và Cột Cờ Hà Nội đang được thi công. Công trình dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019.

khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn
Khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ảnh sưu tầm

Du khách đến Đất Mũi có thể trải nghiệm đi cầu khỉ xuyên rừng để khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn. Hàng năm nơi này vẫn lấn biển do hoạt động phù sa. Hai loại cây phổ biến ở đây là mắm và đước. Cây mắm thường mọc trên đất bồi, rễ đâm ngược lên để giữ đất, tiếp đến là đước và những cây trong rừng ngập mặn khác như sú, vẹt. Đó là lý do Cà Mau được ví là nơi “đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”.

đặc sản nổi tiếng như: Cua Cà Mau
Đặc sản nổi tiếng Cua Cà Mau. Ảnh sưu tầm

Du khách đến vùng đất cực Nam còn được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như: Cua Cà Mau, cá thòi lòi, ốc len xào dừa…

vườn Quốc gia mũi Cà Mau
Vườn Quốc gia mũi Cà Mau

Năm 2009, vườn Quốc gia mũi Cà Mau được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu du lịch cũng cung cấp tour xuyên rừng bằng canô, giá một triệu đồng một chuyến cho tối đa 5 người. Vé vào cổng tham quan khu du lịch là 10.000 đồng một người, du khách có thể đi bộ hoặc ngồi xe điện tham quan với giá 10.000 đồng một lượt.

Related posts

Cẩm nang kinh nghiệm du lịch đất mũi Cà Mau

Hành trình phá đảo nơi tận cùng của Tổ quốc Cà Mau

Đang tải....

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Đồng ý Đọc Thêm

Chính sách bảo mật và cookie
// disable cf7 when submited form