Nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch
Du lịch nước ngoài Du Lịch Thái Lan

Vivu Thái Lan vào ngày tết cổ truyền Songkran

tết cổ truyền Songkran

Bảng Tóm Tắt Nội Dung

Vivu Thái Lan 2022 vào ngày tết cổ truyền Songkran

Ăn tết cổ truyền tại Việt Nam xong xuôi rồi, bây giờ hăng say làm việc tích cóp để chuẩn bị qua Thái Lan ăn tết Songkran chứ hỉ. Tết cổ truyền Songkran của Thái Lan diễn ra vào ngày 13 tháng 4 – 15 tháng 4 năm 2024, rơi đúng vào ngày Thứ 6 – Chủ Nhật nên các bạn yên tâm vi vu nhé. Hội sẽ trình bày sơ lược về tết cổ truyền Songkran ngay phía dưới.

Tết cổ truyền Songkran của người Thái Lan 2022

Tết cổ truyền Songkran (chữ Thái Lan: สงกรานต์) là ngày tết cổ truyền mừng năm mới của Thái Lan. Songkran được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch (tương ứng với ngày 13-15/4 theo dương lịch) để đón năm mới. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng…những người càng được té nhiều nước càng may mắn.

tết cổ truyền Songkran

tết cổ truyền Songkran

Lễ hội này có nét giống Lào và Campuchia, tuy nhiên mỗi nước có nghi thức lễ và hội có vài chi tiết khác nhau.

Nguồn gốc của tết cổ truyền Songkran

Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ“, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới.

tết cổ truyền Songkran

Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật và mang trái cây cùng những món ăn chay cúng các vị sư, đồng thời thả chim lên trời phóng sinh, sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi lấy nước thơm cho vào phun lên người nhau để chúc phúc.

tết cổ truyền Songkran

tết cổ truyền Songkran

Phong tục, lễ nghi vào ngày Tết cổ truyền Songkran

Để chuẩn bị cho Tết Songkran, người dân dành 2 ngày. Bắt đầu là Wan Sungkharn Long – ngày này được dành để dọn dẹp nhà cửa và rũ bỏ những cái cũ. Tiếp đó là Wan Nao – ngày dành riêng để chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới. Theo tập tục, người dân sẽ tới bờ sông và thi nhau dựng các ngôi chùa bằng cát, mỗi hạt cát sẽ cuốn đi một tội lỗi.

tết cổ truyền Songkran

Ngày Wan Nao tương tự như ngày 30 của Tết cổ truyền Việt Nam. Wan Payawan là ngày đầu tiên của năm mới. Mở đầu là một số nghi lễ trên chùa vào lúc sáng sớm, người dân sẽ cúng đồ ăn và quần áo. Còn tại nhà, các bức ảnh của Đức Phật sẽ được lau và vẩy nước thơm. Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước.

Cuối cùng là ngày Wan Parg-bpee – ngày để cầu nguyện, tưởng nhớ người già và tổ tiên và rắc nước thiêng.

tết cổ truyền Songkran

Tuy nhiên, những lễ hội trên chỉ là cơ bản vì mỗi vùng lại có tập tục khác nhau. Một số nơi lưu truyền những sự tích khác nhau về ngày lễ. Theo thường lệ, thủ đô Bangkok là nơi tổ chức các hoạt động chào mừng lớn nhất. Các du khách được khuyên nên tới Chiang Mai – thủ đô của Songkran, nơi tuyệt vời nhất trên thế giới để chứng kiến tết té nước.

Chiang Mai được cho là nơi tổ chức một tết té nước đầy màu sắc truyền thống vì ở đây, người Thái còn giữ được nhiều phong tục cổ xưa. Người Chiang Mai sửa soạn Tết cổ truyền Songkran từ trước một tháng, họ lo trang hoàng lại nhà cửa và chùa chiền, sao cho nhà cửa thật lộng lẫy, chùa chiền thật đẹp và uy nghiêm.

tết cổ truyền Songkran

Với người Chiang Mai thì ngày Tết Songkran càng ướt càng vui, càng hạnh phúc. Do đó ai cũng chuẩn bị kỹ các phương tiện té nước vào người nhau. Sau khi mọi người vui thỏa với việc chúc phúc nhau bằng nước thì họ bắt đầu ăn Tết.

Songkran là Tết mọi người nghĩ tới người đã khuất nên họ thường chuẩn bị những bữa ăn thịnh soạn để cúng tổ tiên rồi tiếp đó mới vui chơi thỏa thích. Cũng trong tết té nước, người dân ở Chiang Mai cũng làm lễ buộc chỉ cổ tay như một hình thức chúc may mắn trong năm mới.

Ẩm thực ngày tết cổ truyền Songkran

Hội Du lịch xin phép review từ tư liệu của Foody.vn dưới đây:

Khao Chae –  Món ăn thần thánh

Để xua tan cái nóng “như thiêu như đốt” của tháng 4, người dân Thái Lan đã chế biến một món ăn đặc biệt: Khao-Chae, món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày lễ Songkran.

tết cổ truyền Songkran

Tên gọi Khao-Chae bắt nguồn từ cách chế biến món ăn. “Khao” có nghĩa là gạo, “chae” nghĩa là ngâm trong nước. Bởi qui trình chế biến công phu và tỉ mỉ nên Khao-Chae còn được gọi là “món ăn thần thánh”. Đầu tiên gạo được nấu qua cho mềm nhưng chưa chín hẳn, sau đó cho gạo vào cái rây xả qua vòi nước nhiều lần để loại bỏ hết bột cám ở ngoài.

Nước ướp hương hoa là nguyên liệu quan trọng và được chế biến tỉ mỉ nhất để tạo ra món Kha-Chae. Trước tiên đổ nước vào một nồi lớn sao cho lượng nước ngập một nửa nồi sau đó cho một nhúm hoặc một vài cánh hoa nhài hoặc hoa hồng tươi vào nồi nước.

tết cổ truyền Songkran

Sau đó thả trên mặt nước một ngọn nến thơm hương hoa nhỏ đang cháy. Lấy nắp đậy hờ nồi nước trong 15 phút. Sau đó lại cho hoa và thay một ngọn nến với hương hoa khác vào nồi nước. Lặp lại lần thứ 3 với thao tác này. Bằng cách này hương thơm từ nến và tinh dầu tự nhiên từ hoa hồng hoặc hoa nhài sẽ thẩm thấu vào nước.

Rắc nhẹ gạo đã chế biến vào nồi nước hương hoa, sau đó dùng một miếng vải thưa để bọc  kín nồi nước nhằm tránh gạo bị nở rồi cho vào hấp cách thủy.

Món này có thể ăn kèm với thịt lợn xay nhồi hạt tiêu non, thịt bò hoặc thịt lợn xé sợi tẩm ngọt, củ cải Trung Quốc muối chua, pa tê tôm… và được trang trí bởi nhiều loại rau củ màu.

Kaeng Phed – Cà ri đỏ

Cà ri là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các bữa cơm của người Thái Lan. Không chỉ có hương vị và màu sắc hấp dẫn, món ăn này luôn nằm trong các mâm cơm ngày Tết ở xứ sở chùa Vàng với một ý nghĩa tốt đẹp cho năm mới. Ăn cà ri đỏ, vận đỏ cả năm.

tết cổ truyền Songkran

Món cà ri Thái có vị cay của ớt đủ để làm điểm nhấn mà không làm chìm đi những hương vị khác, cùng vị béo và thơm nhẹ của nước cốt dừa và rất nhiều gia vị khác. Đặc biệt, sự kết hợp với vịt quay khiến món cà ri Thái này trở nên lạ lẫm nhưng vô cùng lôi cuốn.

Pla Rad Prik – Cá diêu hồng sốt me

Ăn cá đầu năm không chỉ giúp bạn “đổi gió” với mâm cơm Tết đầy những món thịt, mà nó còn mang một ý nghĩa cho một năm mới suôn sẻ. Đầu năm ăn cá để may mắn và sung túc cả năm.

tết cổ truyền Songkran

Gai Haw Bai Toey – Thịt gà cuộn lá dứa

Gà nướng cuộn lá dứa là một trong những đặc sản nổi tiếng, thường xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết của các gia đình Thái Lan. Cũng có thể xem món ăn này là đỉnh cao của các món chiên với lớp ngoài giòn tan, vàng rụm.

Gà được ướp với các loại gia vị, nước cốt dừa rồi cuốn trong lá nếp, nướng đến khi lá cháy xém bên ngoài, thơm lừng từ bếp lên nhà. Lá dứa mùi thơm ngòn ngọt bọc bên ngoài giữ cho miếng thịt gà mềm, ngọt, lại không bị mất nước. Món ăn này chắc chắn sẽ oánh gục mọi thực khách. Với những ai thích thử đồ ăn Thái mà sợ cay thì món này là một lựa chọn hợp lý.

Tom Yum Kung – Món canh chua Thái đặc sắc

Cái tên “Tom Yum” cũng có ý nghĩa riêng, “tom” có nghĩa là nấu sôi, và “yum” là tên của một loại gỏi chua cay của Lào và Thái Lan. Được biết đến nhiều với hương vị tuyệt vời, một món ăn được xem là chế biến đơn giản, sáng tạo, có tính nghệ thuật và thơm ngon hơn bất kì món ăn nào.

tết cổ truyền Songkran

Súp Tôm Yum là món ăn mang đậm vẻ đặc trưng ở các vùng miền của Thái Lan. Bát súp miền Nam Thái Lan thường đục vì có nước cốt dừa. Còn người dân miền Bắc lại cầu kỳ hơn khi làm nước súp bằng việc ninh gà lấy nước cốt. Món ăn là sự kết hợp của nước cốt gà, nước rau mùi và một số gia vị khác như: xả, giềng, lá chanh, gừng… tạo hương vị thơm ngon độc đáo.

tết cổ truyền Songkran

Cũng giống như Tết của các nước châu Á khác, Tết cổ truyền Songkran không chỉ là dịp người dân Thái Lan bày tỏ lòng kính trọng với Đức Phật mà còn là dịp họ trở về bên gia đình, bạn bè để sum họp, ăn uống và trao gửi những lời chúc và cầu may cho một năm mới tốt lành, sung túc.

Lưu ý khi đến với tết cổ truyền Songkran

Nên

  • Nên lên chùa lễ phật và làm việc thiện.
  • Nên mua những chiếc túi chống thấm cho điện thoại và balo chống nước cho những đồ dung quan trọng nếu không muốn chúng bị ướt.
  • Cẩn thận với những đồ đạc quý giá, tốt nhất nên đeo túi hoặc ba lô chống thấm ra trước ngực nhé.
  • Nên mặc những trang phục gọn gàng và năng động
  • Hãy chuẩn bị trong ba lô một chiếc khăn khô để khi ra khỏi “trận chiến” đảm bảo bạn không bị cảm lạnh nhé.
  • Sử dụng phương tiện công cộng trong những ngày lễ vì giao thông luôn ùn tắc vào những ngày lễ này.
  • Có thể nói “chúc mừng năm mới” bằng tiếng Thái là “Sawasdee Pee Mai”.
  • Đặt trước khách sạn nếu không muốn ở ngoài đường vì dịp này rất đông khách du lịch.

Không nên

  • Không té nước vào nhà sư, người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
  • Không lái xe khi uống rượu bia.
  • Không té nước bẩn hay nước đá lạnh lên người khác.
  • Đừng té nước vào người đang lái xe, sẽ rất dễ gây tai nạn đấy nhé.
  • Không nên tức giận khi ai đó té nước vào bạn, đó chỉ là “nước may mắn” thôi mà.

Tết cổ truyền Songkran 2022 năm nào cũng đúng với dịp nóng nhất trong năm, nếu muốn xua tan đi cái nóng và có những trận cười thoải thích hãy thử một lần đến Thái Lan để có được trải nghiệm thú vị này nhé.

Xem thêm các tin tức du lịch tại đây

>> Kinh nghiệm quẩy tung nóc tại khu Khao San Bangkok

>> Đừng nên bỏ lỡ chuyến du lịch Philippines đến hòn đảo Boracay

>> Thiên đường Kohrong Samloem – Một Maldives thứ hai

Related posts

Curacao đảo quốc của những loài độc đáo

Quang cảnh siêu thực tại cánh đồng muối lớn nhất thế giới ở Bolivia

Thái Dương

Những khu phố cổ ở Châu Á nên đến một lần trong đời P.1

Leave a Comment

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn ổn với điều này, nhưng bạn có thể từ chối nếu muốn. Đồng ý Đọc Thêm

Chính sách bảo mật và cookie
// disable cf7 when submited form